Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Trẻ bị táo bón – Phụ huynh cần làm gì?

Trẻ bị táo bón là vấn đề rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay . Tại sao trẻ bị táo bón? Làm thế nào để hết táo bón?... là điều khiến phụ huynh đau đầu. Bài viết sau sẽ giúp ba mẹ tìm ra giải pháp để chấm dứt tình trạng táo bón của các “thiên thần nhỏ” một cách hữu dụng nhất.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

    Trẻ bị táo bón

    Tại sao trẻ bị táo bón?

    Nguyên nhân bệnh lý

    Nguyên nhân cơ năng

    Chế độ dinh dưỡng

    Uống ít nước 

    Trẻ nhịn đi ngoài

    Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị táo bón?

    Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng 

    Cho trẻ uống nhiều nước

    Mát xa bụng cho trẻ

    Khuyến khích trẻ vận động

    Tư vấn tâm lý, rèn thói quen đi đại tiện cho trẻ

    Thụt táo bón ENDOLAX Kids

    Cách sử dụng Thụt táo bón ENDOLAX Kids

Trẻ bị táo bón

Táo bón là tình trạng rất phổ biến, gần như trẻ nào cũng sẽ gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Ba mẹ có thể xác định con em mình có đang bị táo bón hay không thông qua các dấu hiệu sau:

 - Tần suất đi tiêu < 3 lần/tuần.

 - Phân rắn, có nhiều đường rạn trên bề mặt, lổn nhổn như hạt, đôi khi có máu.

 - Khó chịu, căng thẳng khi đi tiêu.

 - Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, đau bụng.

Tại sao trẻ bị táo bón?

Có 2 nhóm nguyên nhân chính làm trẻ bị táo bón, bao gồm:

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ bị táo bón có thể liên quan đến một số bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh, cường giáp, viêm đại tràng, bất thường tại đường ruột, bệnh lý xung quanh hậu môn, bệnh lý cột sống, rối loạn điện giải trong máu…hoặc do tác dụng phụ của thuốc ho, thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh… 

Nguyên nhân cơ năng

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, nhiều đạm, tinh bột, thiếu chất xơ  là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị táo bón. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khối lượng phân, làm cho phân mềm hơn, kích thích nhu động ruột tăng co bóp tống phân ra ngoài. Tuy nhiên trẻ em thường không thích ăn rau củ, trái cây nên dễ dẫn đến táo bón. 

Ngoài ra, những trẻ dùng sữa công thức để bổ sung dinh dưỡng cũng dễ bị táo bón hơn do thành phần giàu protein, canxi, phospho, sắt trong sữa chưa phù hợp hoặc do phụ huynh pha sữa không đúng theo hướng dẫn.

Uống ít nước 

Nước giúp làm mềm phân, khiến việc đi tiêu của trẻ dễ dàng và ít đau hơn. Khi bị thiếu hoặc mất nước, cơ thể sẽ hấp thu chất lỏng ở bất cứ nguồn nào, thậm chí là từ phân. Điều này làm phân rắn, khô lại, khó lưu thông, làm trẻ bị táo bón

Trẻ nhịn đi ngoài

Trẻ nhỏ thường ham chơi hoặc có tâm lý sợ bẩn,  ngại nhà vệ sinh ở nơi công cộng, sợ bị la mắng khi đi đại tiện, sợ đau do phải rặn nhiều… Các yếu tố này dẫn đến thói quen nhịn đi ngoài của trẻ, khiến phân trong ruột lâu ngày, trở nên khô, cứng, vì vậy làm trẻ bị táo bón ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị táo bón?

Một số cách có thể cải thiện, khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón mà phụ huynh có thể tham khảo là:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng 

Khi nhận thấy con em mình gặp phải tình trạng táo bón, phụ huynh nên bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ bằng một số loại rau củ, trái cây có tác dụng nhuận tràng như mồng tơi, rau đay, rau lang, khoai lang, đủ đủ, cam, quýt, bưởi…

Trẻ nhỏ thường không thích ăn rau, phụ huynh có thể thay đổi nhiều cách chế biến khác nhau như làm sinh tố, nước ép hoặc trình bày món ăn với những hình thù lạ mắt, ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của trẻ. 

Ngoài ra, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm, đồ ăn vặt nhiều chất béo, tinh bột, đường  do sẽ làm chậm nhu động ruột, khiến trẻ bị táo bón nhiều hơn. 

Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Có thể tập cho trẻ thói quen uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy, không chỉ giúp cơ thể bổ sung nước, hạn chế tình trạng táo bón mà còn giúp thải độc cho cơ thể. 

Mát xa bụng cho trẻ

Phương pháp mát xa bụng có tác dụng kích thích nhu động ruột, giảm đau bụng, chướng bụng, giúp trẻ dễ đi tiêu hơn. Ba mẹ nên xoa bụng trẻ từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ khoảng 3-4 lần/ngày vào thời điểm giữa 2 bữa ăn, chú ý không nên thực hiện ngay sau khi trẻ ăn xong để tránh ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. 

Khuyến khích trẻ vận động

Phụ huynh cũng cần chú ý đến hoạt động thể chất của trẻ. Nên khuyên khích trẻ vận động nhiều hơn bằng các bài tập thể dục, thể thao, sinh hoạt tập thể. Các hoạt động thể lực không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp kích thích cơ bụng, cơ hậu môn, khiến chúng  hoạt động tốt hơn, cải thiện được tình trạng trẻ bị táo bón. 

Tư vấn tâm lý, rèn thói quen đi đại tiện cho trẻ

Ba mẹ cần kiên nhẫn hỏi han, giải thích, trấn an trẻ các vấn đề liên quan đến việc đi vệ sinh để trẻ cảm thấy thoải mái, an tâm, khắc phục được chướng ngại tâm lý của bản thân.

Hãy tập cho trẻ thói quen đi tiêu hằng ngày vào một giờ cố định bằng cách cho trẻ ngồi cầu vài phút mỗi ngày sau khi dùng bữa khoảng 20 phút. Thói quen này vừa giúp tạo phản xạ đi tiêu vừa giúp loại bỏ phân, không để ứ quá lâu trong trực tràng. Phụ huynh nên để một chiếc ghế hoặc bục nhỏ dưới chân để trẻ ngồi theo tư thế đầu gối cao hơn phần hông, dễ đẩy phân ra ngoài hơn. 

Thụt táo bón ENDOLAX Kids

Khi trẻ bị táo bón, bên cạnh cách hỗ trợ cải thiện táo bón lâu dài, điều quan trọng cần làm là tiêu phân cứng ra ngoài, giúp ruột khôi phục nhu động bình thường sau khi bị dãn. Thụt táo bón ENDOLAX KIDS chính là lời giải cho nhiệm vụ cấp thiết này. 

Với thành phần gồm Sorbitol, Glycerin, Macrogol, thụt táo bón ENDOLAX Kids có tác dụng hút dịch vào đại tràng, tăng thể tích khối phân, kích thích niêm mạc trực tràng, gây trơn, làm mềm phân do đó góp phần thúc đẩy thải phân dễ dàng và nhanh chóng. 

Cách sử dụng Thụt táo bón ENDOLAX Kids

Phụ huynh cho trẻ nằm nghiêng người qua một bên, mông kê cao hơn người một chút, một chân co lên, một chân duỗi thẳng bình thường.

Mở nắp nhỏ ở đầu ống rồi đút nhẹ nhàng đầu vào trong hậu môn cỡ 3-4 cm (khoảng ngón tay), bóp mạnh đầy hết dịch trong lọ vào trực tràng. Sau khi dã bơm hết vào bên trong, nhanh chóng rút ống ra và cho trẻ nằm im từ 2 - 5 phút. Sau thời gian này sẽ có phản ứng muốn đi vệ sinh.

Sau khi trẻ đi vệ sinh cần làm sạch hậu môn bằng nước ấm để tránh gây viêm nhiễm và đau rát hậu môn.

Phụ huynh chú ý chỉ nên cho trẻ dùng 1-2 ống trong vòng 24 giờ. Không nên dùng quá 2 ống cho mỗi lần điều trị và mỗi ống chỉ dùng cho một lần thụt hậu môn, không được tái sử dụng. Dùng trước thời điểm dự định đi đại tiện 5 - 15 phút.

Khi trẻ bị táo bón, ba mẹ cần tìm hiểu, chú ý theo dõi để có thể xác định chính xác nguyên nhân, có cách điều trị thích hợp cho trẻ. Hy vọng qua bài viết trên, bậc phụ huynh đã có những thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho con em mình,  giúp trẻ luôn phát triển khỏe mạnh, toàn diện.


1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153