Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Táo bón và những tác hại khôn lường mà mẹ chưa biết

25% trẻ em nhập viện khám ở chuyên khoa tiêu hóa là do táo bón. Nhiều mẹ chủ quan nghĩ đây không phải căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách táo bón sẽ để lại những hậu quả khôn lường cho trẻ nhỏ.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

    Táo bón trẻ em là gì?

    Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

    Nguyên nhân thực thể:

    Nguyên nhân cơ năng:

    Tác hại khôn lường củatáo bónở trẻ

    Trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn

    Biếng ăn, chậm phát triển

    Nhiễm độc cơ thể, tăng nguy cơ ung thư trực tràng, hậu môn.

    Rối loạn tâm – thần kinh

    Chất xơ inulin – kẻ thù với bệnh nhân táo bón

 

Tỷ lệ trẻ em táo bón ngày càng gia tăng

Tỷ lệ trẻ em táo bón ngày càng gia tăng

Táo bón trẻ em là gì?

Táo bón trẻ em là sự giảm tần suất đi ngoài bình thường kèm theo khó và đau khi đi do phân rắn hoặc quá to.

Trẻ được coi là táo bón khi:

  • Trẻ sơ sinh đi đại tiện dưới 2 lần/ngày.
  • Trẻ bú mẹ đi dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần).
  • Trẻ lớn đi dưới 2 lần/tuần (trên 3 ngày/lần).

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Nguyên nhân thực thể:

Chỉ chiếm 5% bao gồm các bệnh lí tại đại trực tràng như phình, hẹp đại - trực tràng hậu môn bẩm sinh, giả tắc ruột mãn tính; nguyên nhân thần kinh như bại não, bệnh cơ vân hoặc bệnh lí bẩm sinh như suy giáp trạng.

Nguyên nhân cơ năng:

  • Chiếm tới 90 - 95%.
  • Ăn thiếu chất xơ, uống thiếu nước: chất xơ và nước đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp làm mềm phân và tăng thể tích khối phân từ đó tăng kích thích, tống phân ra ngoài dễ dàng.
  • Chức năng ống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện vì vậy việc hấp thu nước và điện giải ở ruột cũng như sự co bóp đẩy tống phân ra ngoài chưa ổn định.
  • Không được bú mẹ: hoormon motilin trong sữa mẹ làm tăng nhu động ruột, tăng phản xạ đi đại tiện còn sữa công thức khó tiêu hóa, trẻ bú sữa công thức dễ bị táo bón hơn.
  • Lạm dụng thuốc: việc sử dụng nhiều loại thuốc trong đó có kháng sinh cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.
  • Yếu tố tâm lý, nhất là trẻ nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ hay nhịn đại tiện hoặc đi đại tiện không đúng giờ dễ táo bón kéo dài.

Tác hại khôn lường củatáo bónở trẻ

Táo bón để lại nhiều hậu quả khôn lường

Táo bón để lại nhiều hậu quả khôn lường

Trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn

  • Bệnh trĩ là một trong những hậu quả thường gặp nhất do táo bón kéo dài.
  • Phân tích tụ làm ngăn cản việc lưu thông máu từ tĩnh mạch hậu môn, trực tràng về tim khiến các tĩnh mạch bị giãn ra đồng thời tăng áp lực lên bụng dẫn đến căng động mạch ruột, làm nặng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch, đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường ở mô, các mô xung quanh trực tràng cũng bị kéo giãn, nhô ra ngoài hậu môn gây ra trĩ, sa trực tràng.
  • Phân khô cứng ma sát, tạo áp lực lên cơ vòng hậu môn khi đi đại tiện làm cơ vòng hậu môn giãn quá mức, bị rạn và hình thành vết nứt.

Biếng ăn, chậm phát triển

  • Khi bị táo bón, phân tích tụ gây chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ ăn không ngon, chán ăn, lâu dần trẻ sẽ thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Nhiễm độc cơ thể, tăng nguy cơ ung thư trực tràng, hậu môn.

  • Phân của trẻ bị táo thường có nồng độ độc tố và chất gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của trẻ bình thường.
  • Các chất độc như phenol, ammonia, indol,… trong phân được tạo ra do trong quá trình thức ăn được tiêu hóa và bị phân hủy bởi các vi khuẩn yếm khí.
  • Phân bị tồn đọng lâu làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc của trực tràng, các chất độc được hấp thu vào máu rồi lan truyền khắp cơ thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm độc mạn tính, tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, hậu môn.

Rối loạn tâm – thần kinh

  • Chất độc khi nhiễm vào máu gây kích thích thần kinh khiến trẻ hay cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Nhiễm độc mạn tính còn làm cho da bé trở nên xanh xao, môi tím tái, móng tay nhợt nhạt.

Như vậy táo bón tưởng đơn giản nhưng điều trị không đúng cách dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng. 95% táo bón là do yếu tố cơ năng, trong đó phần lớn là do ăn uống thiếu chất xơ. Vì vậy việc bổ sung chất xơ là điểm trọng yếu để cải thiện tình trạng táo bón.

Chất xơ inulin – kẻ thù với bệnh nhân táo bón

Chất xơ inulin – kẻ thù với bệnh nhân táo bón

 

Inulin là một loại chất xơ thực vật hòa tan thuộc nhóm fructan, được lưu trữ trong hơn 36000 loài thực vật khác nhau như lúa mì, tỏi, chuối, măng tây, đặc biệt inulin có rất nhiều trong rễ cây diếp xoăn.

Trương nở cao gấp 10 lần

Chất xơ hòa tan  inulin có khả năng hấp thụ nước và trương nở gấp 8-10 lần khối lượng ban đầu, sau đó chúng sẽ kết dính và đào thải chất cặn bã cũng như độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó dọn sạch hệ tiêu hóa, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.

Kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích

  • Chất xơ inulin còn được gọi là prebiotics, là “thức ăn” của hệ vi khuẩn có ích trong ruột già Bifidobacteriumssp và Lactobacillusssp, giúp chúng lớn lên và phân chia.
  • Các vi khuẩn có ích này phân hủy chất thải, làm mềm phân và tăng khả năng hoạt động của ruột từ đó giúp chất thải được đưa ra khỏi cơ thể dễ dàng, tránh táo bón.

Hiện nay, inulin được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Đặc biệt tại châu Âu, inulin còn được kết hợp với huyết thanh sấy khô từ sữa không chỉ có tác dụng với táo bón mà còn tăng cường miễn dịch, kích thích tiêu hóa.

Cốm Frapko là sản phẩm được sản xuất bởi cộng hòa Séc với hoạt chất chính là chất xơ hòa tan inulin và huyết thanh sấy khô từ sữa với 5 tác động:

  • Chống táo bón
  • Kích thích sự phát triển của lợi khuẩn
  • Kích thích hoạt động của ruột già
  • Phòng ngừa ung thư đại trực tràng
  • Tăng cường tiêu hóa

Sản phẩm hiện đã có mặt tại Việt Nam và được cấp chứng nhận của cục an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cốm chống táo bón Frapko và chứng nhậnCốm chống táo bón Frapko và chứng nhận

Cốm chống táo bón Frapko và chứng nhận

DS Nguyễn Hạnh


2 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153