Nội dung bài viết [Hiện]
Vết thương là những tổn thương làm mất tính toàn vẹn trên da, làm phá vỡ cấu trúc và chức năng giải phẫu thông thường của lớp biểu bì của da, các mô dưới da gây tổn thương cho các cấu trúc khác như gân, cơ, mạch máu, dây thần kinh, nhu mô và xương.
Dựa trên thời gian lành thương và tính chất của vết thương có thể chia làm 2 loại:
Là vết thương do chấn thương hay do phẫu thuật. Các vết thương này có khả năng lành thương sau 4-14 ngày nếu được chăm sóc tốt và môi trường lành thương thuận lợi.
Là vết thương chậm liền, khó liền hoặc không thể liền được. Việc xử trí các vết thương mạn tính rất khó khăn, việc chậm lành vết thương gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những vết thương mạn tính không tiến triển qua các giai đoạn lành thương bình thường, cũng như không được sửa chữa một cách có trật tự và kịp thời. Quá trình lành thương không đầy đủ và bị xáo trộn bởi các yếu tố khác nhau, kéo dài qua một hoặc nhiều giai đoạn trong quá trình lành thương. Tình trạng viêm liên tục trong vết thương tạo ra một loạt các phản ứng mô cùng nhau duy trì trạng thái không hồi phục.
Các vết thương mạn tính có thể được tạo thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: dinh dưỡng, áp lực, suy động mạch, tĩnh mạch hay do vi sinh vật có hại (vi khuẩn, Biofilm, nấm).
Quá trình lành thương diễn ra tự nhiên theo cơ chế sinh lý của cơ thể, thời gian lành vết thương tuỳ thuộc vào vị trí và độ rộng của vết thương, tốc độ tái sinh của các tế bào bị tổn thương và tổng trạng của người bệnh.
Quá trình này diễn ra qua 4 giai đoạn:
+ Tăng sinh nguyên bào sợi: quá trình này diễn ra khi những nguyên bào sợi ở những vùng xung quanh di chuyển tới vết thương, những nguyên bào sợi này tăng sinh, kết hợp với collagen, proteoglycan, glycosamin sẽ hình thành chất nền mô liên kết của tế bào hạt.
+ Hình thành mô liên kết: trong quá trình tăng sinh, nguyên bào sợi kết hợp với collagen hình thành chất nền mô liên kết, thúc đẩy quá trình hình thành cấu trúc mô khi bị tổn thương và tạo ra độ bền vững cho vết thương. Bên cạnh đó collagen còn hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của các yếu tố tăng trưởng.
+ Hình thành mao mạch: vết thương muốn lành nhanh cần có dinh dưỡng từ máu thông qua hệ thống mao mạch. Từ hoạt động của các đại thực bào và nguyên bào sợi giúp kích thích hình thành hệ thống mao mạch mới nuôi dưỡng vết thương.
+ Tăng sinh biểu mô: quá trình tăng sinh biểu mô được xem là quá trình then chốt của quá trình lành vết thương. Tốc độ tăng sinh biểu mô tùy thuộc vào diện tích và độ nông sâu của vết thương.
+ Liền vết thương: đặc trưng của giai đoạn này là các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng, hạn chế sẹo.
Trên đây là các giai đoạn của quá trình liền vết thương, như vậy cơ thể có cơ chế tự liền vết thương và không cần can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên có những tổn thương nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, hoặc một số tổn thương mạn tính ở người mắc bệnh tiểu đường, người bị loét do nằm lâu một chỗ hay vết thương ở người già đều khó có thể tự lành nếu không được can thiệp.
Có nhiều yếu tố có thể khiến quá trình lành thương diễn ra nhanh hay chậm hơn:
Ngoài các yếu tố trên, một thủ phạm khiến vết thương khó lành, gây không ít khó khăn cho cán bộ y tế trong chăm sóc vết thương đó là màng Biofilm. Vậy màng Biofilm là gì?
Biofilm là một màng sinh học với cấu tạo là hợp chất polymer ngoại bào, được hình thành bởi một cộng đồng vi khuẩn. Dưới sự bảo vệ của màng sinh học này, vi khuẩn có thể chống chịu được các tác nhân gây bất lợi đến sự sinh trưởng của chúng. Rất khó có thể tiêu diệt màng Biofilm bằng kháng sinh và các dung dịch sát khuẩn thông thường.
Hình ảnh màng Biofilm
Màng sinh học (Biofilm) làm giảm khả năng di chuyển và hoạt động của bạch cầu tự nhiên trong cơ thể, làm tăng tính kháng lại tác dụng của kháng sinh. Từ đó làm kéo dài đáp ứng viêm của cơ thể, gây chậm lành thương.
Có tới 60% các vết thương mạn tính có màng sinh học, trong khi đó tỷ lệ này ở vết thương cấp tính là 6%.
Từ đó quá trình liền thương đòi hỏi phải phá vỡ được màng sinh học vi khuẩn, giúp thúc đẩy tiêu diệt vi khuẩn, nấm. Đây là yếu tố chủ chốt quyết định tiến độ lành thương của vết thương mạn tính.
Purified water, Sodium chloride, Hypochlorous acid, Sodium hypochloride, Ozone, Hydrogen peroxide, Singlet oxygen, Carbomer, Triethanolamine.
RESANFIN AQUA tiêu diệt vi khuẩn và nấm theo 3 giai đoạn:
RESANFIN AQUA có thành phần chính là HClO đã được nghiên cứu là có khả năng phá vỡ các cấu trúc của Biofilm, thấm vào bên trong màng và tiêu diệt vi khuẩn.
Nghiên cứu chứng minh tác dụng phá hủy màng Biofilm của HClO tại các nồng độ khác nhau
Vi sinh vật cần một nguồn cung cấp năng lượng ổn định để tồn tại. RESANFIN AQUA làm mất tính ổn định đó, nâng cao điện tích và tạo ra một môi trường trong đó vi khuẩn không thể tồn tại. Chênh lệch năng lượng giữa RESANFIN AQUA sẽ giết 1 triệu E.coli sau 30 giây.
Trong một nghiên cứu được tiến hành, HClO cho thấy khả năng tiêu diệt 99% 23 loại vi khuẩn khác nhau chỉ trong vòng 15 giây.
RESANFIN AQUA hoạt động giống như hệ thống miễn dịch của con người.
HClO – được tạo ra nhờ công nghệ ECA bằng cách kết hợp giữa nước, muối (NaCl) và điện – là một trong những chất khử trùng tự nhiên mạnh nhất. Trong cơ thể, HClO được sản xuất bởi bạch cầu, vì vậy hợp chất này hoàn toàn không hề xa lạ với cơ thể, không khởi tạo nên các phản ứng miễn dịch loại thải. Do đó, HClO an toàn và không độc hại với cơ thể.
Vì vậy RESANFIN AQUA an toàn cho mọi đối tượng sử dụng, bao gồm các đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và người cao tuổi.
RESANFIN AQUA có cấu trúc là gel thân nước, sẽ giúp duy trì độ ẩm che phủ lên các đầu mút dây thần kinh, từ đó giảm đau rõ rệt tại vết thương. Lớp gel này giúp cân bằng độ ẩm, pH tại vết thương, thúc đẩy các tế bào di chuyển và khuếch tán, mô hạt được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong một môi trường lành thương sinh lý, từ đó đẩy nhanh quá trình lành thương tự nhiên.
Như vậy RESANFIN AQUA giúp làm sạch vết thương tại chỗ – hạn chế tình trạng viêm nhiễm, đồng thời tăng tổ chức hạt, giúp vết thương mau lành.
Không sử dụng gel đồng thời với các loại dược phẩm có chứa kháng sinh bôi tại chỗ, có thể làm giảm hiệu quả của kháng sinh.
Không sử dụng khi bị mẫn cảm với bất kỳ hoạt chất nào trong thành phần.
Để xa tầm tay trẻ em.
Sử dụng theo hạn dùng ghi trên bao bì.
Không được ăn.
Chưa phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào đến thời điểm hiện tại.
Bảo quản trong bao bì nguyên gốc ở nơi thoáng mát dưới 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
24 tháng kể từ ngày sản xuất, sau khi đã mở nắp có thể sử dụng trong vòng 6 tháng.
Tuýp 30 g.
NewWaterMeaning s.r.o., Pobřežní 249/46 Karlín 186 00 Praha 8, Czech Republic.
Bình luận
Viết bình luận