Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Phương pháp điều trị trĩ tốt nhất hiện nay

Bệnh trĩ có 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh mà có các phương pháp chữa trị có sự thay đổi để phù hợp với từng bệnh nhân. Bệnh trĩ có thể điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng góp phần không nhỏ trong cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ mắc trĩ và tránh làm nặng thêm bệnh trĩ.

4 bien chung cua benh tri

Bệnh trĩ không điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Phương pháp điều trị trĩ tốt nhất hiện nay không cần dùng thuốc

Chế độ ăn và sinh hoạt có liên quan mật thiết đến việc hình thành bệnh trĩ. Do đó, để kiểm soát tốt bệnh trĩ, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt là tất yếu:

  • Chế độ ăn: bổ sung thêm rau, trái cây vào bữa ăn để tăng cường chất xơ, ăn đồ ăn dễ tiêu, uống đủ nước để tránh nguy cơ táo bón. Hạn chế các đồ ăn cay nóng, kiêng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà…
  • Chế độ sinh hoạt: tránh ngồi quá lâu hoặc đi lại quá nhiều, hạn chế làm việc nặng nhọc. Cần tập thể dục đều đặn, chú ý vận động vừa phải. Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc và không nhịn đại tiện.

Xem thêm: Healit Rectan - Lựa chọn cho vết thương tại hậu môn, trực tràng

Phương pháp điều trị trĩ tốt nhất hiện nay bằng thuốc

Các biện pháp dùng thuốc để điều trị trĩ tốt nhất hiện nay chủ yếu áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn biến chứng hoặc là cải thiện bệnh, ngăn bệnh nặng thêm. Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ hiện nay có thể chia thành thuốc dùng tại chỗ và các thuốc dùng toàn thân.

Các thuốc dùng tại chỗ: các thuốc dùng bôi, xịt hoặc đặt hậu môn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu:

  • Thuốc tê, thuốc giảm đau: làm giảm các triệu chứng đau, bỏng rát, ngứa ngáy quanh hậu môn.
  • Thuốc co mạch: làm giảm chảy máu do trĩ, đồng thời cũng có tác dụng giảm viêm và ngứa tức thời
  • Thuốc chống viêm tại chỗ: các chế phẩm bôi corticoid dùng tại chỗ làm giảm viêm, phù nề cho tổn thương trĩ.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: các thuốc kháng sinh dạng kem, gel bôi tại chỗ khi có nhiễm khuẩn.

Các thuốc dùng toàn thân: chủ yếu là các thuốc có chứa các chất làm bền thành mạch để hạn chế giãn tĩnh mạch trĩ, co hồi mạch máu giúp kiểm soát bệnh. Ngoài ra có các thuốc giảm đau, chống viêm, nhuận tràng sử dụng khi cần:

  • Thuốc làm bền thành mạch: có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu, bền thành mạch và đối kháng với một số chất trung gian hóa học tham gia phản ứng viêm. Các hoạt chất flavonoids trong thực vật thường có tác dụng này, điển hình là rutin, quercetin,…
  • Các thuốc giảm đau, chống viêm: sử dụng khi có các biến chứng gây đau, phù nề, lở loét.
  • Thuốc nhuận tràng: sử dụng khi có táo bón, vì táo bón làm nặng thêm bệnh trĩ. Tuy nhiên k nên dùng liên tục các thuốc nhuận tràng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng các cơ hậu môn.

Can thiệp ngoại khoa, Cắt bỏ trĩ

Các trường hợp bệnh nặng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thường cần chỉ định can thiệp ngoại khoa. Tùy mức độ bệnh, có thể lựa chọn các biện pháp can thiệp khác nhau:

  • Chích xơ: tiêm thuốc gây xơ vào lớp dưới niêm mạc, làm co búi trĩ. Phương pháp này có hiệu quả rõ nhưng có thể gây đau, biến chứng. Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng và kỹ thuật của người thực hiện chích xơ.
  • Thắt búi trĩ: thắt gốc búi trĩ, cắt nguồn cung máu làm rụng búi trĩ. Thắt búi trĩ áp dụng cho trĩ nội trong trường hợp các búi trĩ chưa quá to và còn cách biệt nhau.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: có nhiều biện pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ tận gốc các búi trĩ với mục đích chữa khỏi bệnh. Tuy đạt hiệu quả điều trị cao nhưng phẫu thuật có thể để lại các biến chứng rất phiền phức cho bệnh nhân và vẫn có khả năng tái phát trĩ.
  • Các biện pháp khác: làm lạnh, dùng nhiệt, dùng tia hồng ngoại… làm rụng búi trĩ được áp dụng ít hơn trên lâm sàng.

Bên cạnh các biện pháp trên, Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh trĩ được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như thuốc uống, thuốc xông, ngâm, bôi… Người bệnh có nhiều lựa chọn điều trị cho bệnh trĩ trong giai đoạn đầu, tuy nhiên khi bệnh nặng thường cần can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, trĩ là cấu trúc bình thường trong hệ mạch máu ở hậu môn - trực tràng, chỉ khi giãn quá mức mới gây ra bệnh lý. Các phẫu thuật cắt trĩ có thể gây ra các rối loạn tạm thời ở hậu môn - trực tràng do trĩ vẫn giữ 1 phần chức năng trong cơ chế tự chủ hậu môn. 

Ngoài ra, tùy vào từng thủ thuật thực hiện và kỹ thuật của người thực hiện, các can thiệp ngoại khoa với bệnh trĩ có nguy cơ biến chứng nhất định. Vì vậy, phát hiện và can thiệp sớm khi bệnh còn ở mức độ nhẹ sẽ góp phần kiểm soát tốt bệnh, tránh phải phẫu thuật. Các chế phẩm dạng bôi rất phù hợp với người bệnh trong giai đoạn này do sử dụng bôi trực tiếp lên vùng tổn thương giúp phát huy tác dụng tại chỗ, lại lành tính, dùng được cho hầu hết các đối tượng mắc bệnh kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

Xem thêm: Healit Rectan - Lựa chọn cho vết thương tại hậu môn, trực tràng


2 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share
Tags:

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153