Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Những điều cần biết về tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ em

Tiêu chảy ở trẻ em được xem là một trong số 3 căn bệnh đáng lo ngại của các nước đang phát triển. Mỗi năm, trẻ tử vong do bị tiêu chảy ngày càng tăng. Đây là một bệnh về rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn… và trong đó không thể bỏ qua lý do dùng thuốc kháng sinh kéo dài.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

  • NGUYÊN NHÂN
  • TRIỆU CHỨNG
  • BIẾN CHỨNG
  • CÁCH ĐIỀU TRỊ
  • Một số điều mẹ cần biết khi dùng kháng sinh cho trẻ:
  • Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé trong thời gian bé bị bệnh:
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng men vi sinh

Vậy tiêu chảy do kháng sinh có nguy hiểm không? Phải xử trí làm sao để giúp trẻ mau khỏi bệnh?

NGUYÊN NHÂN

Trong hệ tiêu hóa của chúng ta tồn tại một quần thể vi khuẩn bao gồm hàng trăm chủng khác nhau. Trong các chủng vi khuẩn này, có nhiều chủng cộng sinh có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, cũng có rất nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong ruột sẽ gây bệnh khi có cơ hội. Trong quá trình song song tồn tại đó, nếu nhóm vi khuẩn có lợi phát triển mạnh và đầy đủ sẽ kiềm chế không cho nhóm vi khuẩn có hại gây bệnh.

Trong cơ thể luôn tổn tại song song 2 loại vi khuẩn có lợi và có hại.

Khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài, một số vi khuẩn có lợi sẽ bị ảnh hưởng, các vi khuẩn có hại do có khả năng kháng kháng sinh rất mạnh nên ít bị ảnh hưởng hơn. Việc này làm cho cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, nhóm vi khuẩn có hại phát triển tràn lan trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết, xuất huyết trong lòng ruột và làm cho trẻ bị tiêu chảy.

TRIỆU CHỨNG

Tiêu chảy do loạn khuẩn ruột thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh khác. Đặc điểm của loạn khuẩn đường ruột là:

  • Bé bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày (có bé đi ngoài 15 – 20 lần một ngày).
  • Mỗi lần đại tiện trẻ phải rặn và do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.
  • Tiêu chảy trong loạn khuẩn ruột gây phân lỏng lẫn nhầy mũi, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu.

Tiêu chảy do kháng sinh mau chóng khiến trẻ suy kiệt sức lực.

Tình trạng tiêu chảy do loạn khuẩn kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa. Trẻ bị mất nước kèm theo rối loạn điện giải, dẫn đến suy dinh dưỡng, gầy sút nhanh chóng.

BIẾN CHỨNG

Tiêu chảy có thể dẫn đến nhiều biến chứng:

  • Tiêu chảy nếu không được bù nước kịp thời sẽ gây mất nước nặng sẽ làm trẻ kiệt nước có thể gây tử vong.
  • Suy thận cấp.
  • Suy dinh dưỡng do trẻ ăn ít trong thời gian bệnh.

Ngay khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy cấp cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, uống dung dịch oresol để bù nước. Theo dõi sát sao việc đi cầu của trẻ bao gồm số lần đi cầu, tình trạng phân, số lượng phân mỗi lẫn và biểu hiện của trẻ. Nếu số lần đi cầu ngày càng nhiều kèm theo việc trẻ không ăn uống, môi khô, sốt cao, nôn, mặt tái nhợt, người lả đi… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.

CÁCH ĐIỀU TRỊ

Vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh tự mua thuốc để điều trị cho trẻ cho dù không biết trẻ bị bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt là mua kháng sinh cho trẻ dùng.

Chính vì vậy để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sỹ, không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ.

Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng rối loạn tiêu hóa thuyên giảm rõ rệt.

Với trường hợp tiêu chảy nặng, cần phải dừng ngay loại kháng sinh có liên quan đến tiêu chảy. Bù đủ nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan là việc phải được tiến hành ngay. Cấy phân, cấy máu để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh. Nếu có viêm đại tràng giả mạc, kháng sinh được lựa chọn là metronidazole hoặc vancomycin.


Cần bổ sung nước cho trẻ thường xuyên khi bị tiêu chảy.

Để giúp ngăn ngừa tiêu chảy do dùng kháng sinh hoặc giảm mức độ nặng của bệnh, cần lưu ý: Chỉ dùng kháng sinh khi thật cần thiết và có chỉ định của thầy thuốc. Nên nhớ rằng, kháng sinh không có tác dụng trong nhiễm virus như cảm lạnh và cúm. Dùng kháng sinh chính xác theo đơn, không tăng liều, dùng gộp cả liều bỏ lỡ hoặc dùng thuốc lâu hơn đơn bác sĩ kê. Không tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy. Các thuốc này có thể cản trở khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể và gây biến chứng. Sau khi khỏi bệnh, nên tránh dùng loại kháng sinh đã gây tiêu chảy trước đó.

Một số điều mẹ cần biết khi dùng kháng sinh cho trẻ:

Các Kháng sinh có thể gây tiêu chảy:
Các nhóm kháng sinh thường gây tiêu chảy đơn thuần hoặc hội chứng viêm đại tràng giả mạc là nhóm cephalosporin (điển hình là cefuroxim, cefixim, cefpodoxime), clindamycin, erythromycin, penicillin, ampicillin, amoxicillin, nhóm quinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), tetracycline (doxycycline, minocycline)…Các rối loạn có thể xuất hiện dù dùng kháng sinh đường uống hay đường tiêm.


Các mẹ cần hết sức lưu ý khi cho trẻ sử dụng kháng sinh lâu ngày.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé trong thời gian bé bị bệnh:

– Ăn đủ 4 nhóm:  đạm – tinh bột – chất béo – chất xơ và vitamin.

– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, nước giải khát đóng chai, thức ăn khô.

– Nên chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng cho bé dễ tiêu hóa như bột, súp, cháo,…

– Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ nếu là tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài để tránh tình trạng mất nước.

– Không cho uống các đồ uống có gas vì những thứ này có thể làm tiêu chảy trầm trọng hơn.

– Thực hiện chế độ ăn bình thường nhưng không cho con ăn các loại đậu hạt vì thực phẩm này có thể sinh nhiều hơi ở ruột. Cũng không nên cho trẻ dùng thực phẩm nhiều gia vị.

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng men vi sinh

Để ngăn ngừa chứng tiêu chảy rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh, tốt nhất cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ đồng thời nên dùng kết hợp thêm men vi sinh để giúp hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.

Các lợi khuẩn dưới dạng men vi sinh có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, acid amin, men, hormon và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Men vi sinh (lợi khuẩn) cũng sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, giúp thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Trong môi trường hoạt động của đại tràng, lợi khuẩn có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi trùng gây bệnh. Khi sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ (điển hình hơn do sử dụng kháng sinh kéo dài), cần bổ sung men vi sinh từ bên ngoài nhằm thiết lập lại sự cân bằng đó, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể.

 

Men vi sinh 4G – PRO ProbioLact Kids đã được cấp bằng sáng chế tại Cộng hoà Séc nhờ cơ chế tạo màng Biofilm lợi khuẩn – đây cũng là sản phẩm duy nhất trên thị trường có được điều này. Nhờ vậy, các lợi khuẩn được cung cấp bởi 4G – PRO ProbioLact Kids sống sót được dưới tác động bất lợi của kháng sinh, dịch tiêu hóa và tăng khả năng bám dính lên niêm mạc ruột để phát huy tác dụng lâu dài.

Với những ưu điểm có được này, men vi sinh 4G – PRO ProbioLact Kids luôn là sự lựa chọn đầu tay trong các phác đồ kết hợp kháng sinh của các bác sĩ Nhi khoa.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng xem thêm tại đây

DS. Thành Nam.


1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share
Tags:

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153