- 1. Định nghĩa và cách nhận diện bệnh táo bón
- 2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
- 3. Điều trị táo bón ở trẻ em bằng cách nào?
- Thứ nhất: cho trẻ uống thuốc làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột:
- Thứ hai: điều chỉnh hành vi và tâm lý của trẻ. Đây cũng là bước ít được các bậc phụ huynh quan tâm nhất.
- Thứ ba: xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
1. Định nghĩa và cách nhận diện bệnh táo bón
Táo bón là một hội chứng đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm.
Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên dưới 3 lần/tuần hoặc đi tiêu đau, khó khăn, có thể gây khó chịu, căng thẳng cho bệnh nhi và gia đình. Vì vậy điều quan trọng là nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài (mãn tính).
Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, chẩn đoán của táo bón được xác định nếu có trên 2 tiêu chí sau được thoả:
- Có dưới 3 lần đi tiêu trọn vẹn trong tuần
- Phân cứng và to hoặc phân rất to, đi không thường xuyên
- Khó chịu, căng thẳng khi đi tiêu
- Phân cứng gây chảy máu hậu môn
- Rặn, hành vi nín giữ phân
- Đã có những đợt táo bón trước đây
- Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn, tiền căn đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng
2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Theo cơ chế bệnh sinh, người ta phân táo bón ở trẻ em thành táo bón chức năng và táo bón thực thể.
Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Táo bón chức năng là táo bón mà không do bất cứ tổn thương thực thể (giải phẫu) hoặc sinh lý (hormone hoặc các chất hóa học trong cơ thể) gây ra. Táo bón chức năng thường do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ, hoặc/và các yếu tố liên quan tới tâm lý, thần kinh khác. Chính vì vậy, táo bón chức năng thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phổ biến nhất với trẻ từ 2-6 tuổi.
Các yếu tố góp phần dẫn đến táo bón chức năng rất đa dạng, bao gồm hành vi nín giữ phân, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động…
- Xu hướng tự nhiên của trẻ: một số trẻ nhu động ruột chậm, gây táo bón
- Hành vi nín nhịn giữ phân: trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to, cứng hơn, làm bị đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn
- Do môi trường toilet mới (trẻ mới đi học)
- Chế độ ăn: một số trẻ có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn. Tuy nhiên, ở đa số trẻ, chất xơ không phải là nguyên nhân chính gây táo bón
- Bệnh lý: bệnh Hischsprung, suy giáp, xơ nang, một số bênh thần kinh, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh ở trẻ…
3. Điều trị táo bón ở trẻ em bằng cách nào?
Nhắc đến việc điều trị táo bón ở trẻ em, bạn cần nhớ đến ba yếu tố vô cùng quan trọng sau:
Thứ nhất: cho trẻ uống thuốc làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột:
- Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị nếu bạn đã cải thiện chế độ ăn mà triệu chứng táo bón của trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Các thuốc điều trị hỗ trợ làm mềm phân thường được các bác sĩ ưu tiên hơn vì giúp cấu trúc phân mềm, dễ điều chỉnh phù hợp với tình trạng của trẻ. Lưu ý việc sử dụng thuốc nên thông qua thăm khám, lời khuyên từ bác sĩ. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu tình trạng táo bón tiếp tục kéo dài.
Thứ hai: điều chỉnh hành vi và tâm lý của trẻ. Đây cũng là bước ít được các bậc phụ huynh quan tâm nhất.
- Khi trẻ có những thói quen như chưa ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hằng ngày, cha mẹ cần nhắc nhở và khuyến khích bé thay đổi.
- Hướng dẫn bé ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm.
- Một số trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi gặp triệu chứng táo bón. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm và giải thích cho bé hiểu không nên sợ hay căng thẳng.
- Bên cạnh đó, bạn cần tập cho con trẻ thói quen đi vệ sinh mỗi ngày một lần, có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối.
Thứ ba: xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Giảm các loại thực phẩm và nước uống ngọt; thức ăn có nhiều chất béo để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế dung nạp dư lượng cơm gạo trắng, tinh bột và chuối; thay bằng gạo nguyên cám, ngũ cốc, yến mạch…
- Thay thế bằng các loại sinh tố để bé dễ hấp thụ vì trong sinh tố có chứa các vitamin cần thiết, nước và bổ sung chất xơ nhanh chóng cho trẻ.
- Đảm bảo cho trẻ uống nhiều và đầy đủ nước mỗi ngày.
- Chú ý bổ sung đầy đủ chất xơ như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng… Việc tăng cường chất xơ sẽ giúp làm khối lượng phân tăng lên đáng kể, kích thích nhu động ruột, hạn chế mất nước từ phân, tránh phân quá khô.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất xơ
Cốm chống táo bón Frapko với thành phần là Inulin – một loại chất xơ thực vật hòa tan thuộc nhóm chất xơ fructan – sẽ là cách giải quyết phù hợp nhất cho tình trạng táo bón ở trẻ em.
Cốm chống táo bón Frapko với thành phần chất xơ hòa tan Inulin
Inulin có khả năng hấp thụ nước và trương nở gấp 8-10 lần khối lượng ban đầu, sau đó chúng sẽ kết dính và đào thải chất cặn bã cũng như nhiều chất độc ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó Inulin còn kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích. Inulin còn được gọi là prebiotics, là “thức ăn” của hệ vi khuẩn có ích trong ruột già Bifidobacterium ssp và Lactobacillus ssp, giúp chúng lớn lên và phân chia. Các vi khuẩn có ích này có vai trò phân hủy chất thải, làm mềm phân và tăng khả năng hoạt động của ruột. Từ đó, giúp chất thải được đưa ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, tránh được căn bệnh táo bón.
DS. Tiến Dũng
Bình luận
Viết bình luận