Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Những sai lầm khi trị vết côn trùng đốt sưng tấy cho bé

Trẻ nhỏ bị côn trùng đốt sưng tấy, đỏ là điều khá thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều mẹ không phân biệt được vết côn trùng đốt và cắn, chủ quan khi thấy mẩn đỏ, lạm dụng dầu gió để chữa trị hoặc để mặc bé gãi…..

Mùa hè mưa nhiều và ẩm ướt, tạo điều kiện cho nhiều loài côn trùng sinh sôi. Trẻ nhỏ vui chơi hiếu động luôn trở thành đối tượng tấn công của côn trùng. Theo Giảng viên Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) – bác sĩ Ngô Minh Vinh, khi gặp sự cố này, mẹ cần nhận định và điều trị đúng cách các vết cắn hoặc đốt, tránh các sai lầm dưới đây:

Không phân biệt được vết cắn và đốt

Vết cắn và vết đốt gây ra những tổn thương khác nhau trên da bé

Nhiều mẹ cho rằng, vết đốt và vết cắn của côn trùng là giống nhau. Bởi những vết côn trùng đốt sưng tấy, đỏ mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát đau nhức. . Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về phản ứng của cơ thể với vết cắn và đốt, đó là:

– Vết đốt: Các loài có nọc độc như kiến lửa, ong bắp cày, ong vàng,… tấn công bằng cách chích và truyền nọc độc vào cơ thể người thông qua ngòi. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng to, rất gây cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công và giảm dần sau vài giờ. Với một số bé có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng đó có thể gặp phản ứng nguy hiểm như chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí bé có thể bị sốc phản vệ với các biểu hiện như không bắt được mạch, tụt huyết áp gây trụy tim mạch, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

– Vết cắn: Các loài không có nọc độc như muỗi, rận, bọ chét, chấy, ghẻ, bọ ve…Chúng cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể người, sau đó rút máu để có thể tồn tại. Vết cắn gây nên một số phản ứng trên da như khó chịu ngứa ngáy tại vùng da xung quanh. Nốt sưng đỏ sẽ hết trong khoảng 24h nhưng có thể để lại sẹo. Tuy không nguy hiểm như vết đốt nhưng côn trùng cắn có thể truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản sốt xuất huyết, sốt rét,…

Chủ quan với vết côn trùng đốt sưng tấy, đỏ

Không ít mẹ cho rằng vết cắn hay đốt sưng đỏ là điều bình thường. Nhưng bác sĩ Vinh khuyến cáo, các vết cắn hoặc đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu. Đặc biệt khi bé gãi, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, khiến vi khuẩn càng dễ dàng tấn công.
Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, nôn, phát ban, ngứa, vàng da, co cứng cơ hoặc cứng cả vùng da nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc của các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… chứa chất độc thần kinh hay men gây sưng phồng, mất kết tập tiểu cầu gây ra rối loạn đông máu… Chúng có thể đe dọa tính mạng bé nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Lạm dụng mật ong, nước chanh, dầu xanh….

Các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh, mật ong hay khoai tây giúp giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn, thậm chí có thể gây kích ứng, viêm tấy bởi vùng da đang bị tổn thương lại bị tác động thêm.

Các biện pháp truyền thống không an toàn, không điều trị triệt để vết côn trùng đốt, cắn

Dầu xanh có chứa chất lỏng Metyl Salicylat, thấm tốt qua da, giúp giảm đau khá nhanh nhưng lại dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ. Khi xoa ở diện rộng, sức nóng của dầu xanh có thể làm rối loạn thân nhiệt.

Thay vào đó, mẹ nên dùng các loại thuốc bôi chứa hoạt chất kháng viêm giảm ngứa an toàn và hiệu quả, chuyên biệt dành cho làn da bé, khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng.

Sơ cứu như thế nào cho đúng cách?

Khi bị côn trùng đốt sưng tấy, mẹ cần sơ cứu bằng cách nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) và làm sạch vùng da bằng xà phòng hay chất sát trùng.

Mẹ cần có cách trị muỗi đốt để bé không ngứa và không để lại sẹo thâm

Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm cảm giác ngứa, đau và sưng đỏ. Tránh để bé gãi làm độc tố phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, da trầy xước, vết cắn sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng và để lại sẹo. Cuối cùng, mẹ nên thoa thuốc tại chỗ cho bé với thành phần kháng viêm và giảm ngứa tự nhiên an toàn cho bé

Trường hợp da phù nề nặng, đau rát nhiều, tổn thương kéo dài; bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chớm xuất huyết; hoặc bé có biểu hiện sốc phản vệ như lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được, tím tái… mẹ cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.


1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153