Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

LÀM SAO ĐỂ CHỮA NHIỆT MIỆNG Ở LƯỠI?

Nhiệt miệng ở lưỡi không chỉ gây khó chịu, đau đớn, khó ăn uống mà còn ảnh hưởng đến khả năng nói. Bệnh tuy lành tính, không gây nguy kịch tuy nhiên lại làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh rất đáng kể. Vậy làm sao biết mình đang bị nhiệt miệng ở lưỡi và làm thế nào để chữa dứt điểm bệnh này một cách nhanh chóng?

Nhiệt miệng ở lưỡi là gì?

Có đến 20% dân số trên thế giới thường mắc phải triệu chứng nhiệt miệng. Nhiệt miệng được đánh giá là loại bệnh nhẹ, lành tính. Bệnh có thể được điều trị nhanh chóng bằng một số loại thuốc đặc trị, cải thiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Theo các chuyên gia y tế, nhiệt miệng ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi. Do đó, người bệnh cần nắm được những thông tin chính xác về tình trạng này để dễ dàng phân biệt.

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng là mụn nước xuất hiện ở lưỡi, môi, lợi hay má trong. Khi bị tác động mạnh, mụn nước bị vỡ, hình thành vết lở loét. Hình dáng của vết lở loét thường có hình tròn hay bầu dục, đáy màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, viền xung quanh màu đỏ tươi.Những vết loét này xuất hiện theo mùa, có thể do rối loạn nội tiết tố, bệnh lý về răng miệng hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Sau 1 – 2 tuần, các vết loét sẽ chuyển sang trắng, đỡ đau và khỏi hẳn.

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng là mụn nước xuất hiện ở lưỡi, môi, lợi hay má trong

Không giống với các biểu hiện của mụn nước hay viêm loét miệng do Herpes Virus trên môi gây ra, các vết loét của nhiệt miệng không nổi trên bề mặt hay phía ngoài miệng và hoàn toàn không có tính lây lan. Vết loét sẽ không ăn sau vào lớp biểu mô miệng, khi có sự cọ xát, vết loét sẽ gây ra đau đơn cho người bệnh, đặc biệt là khi ăn các loại thực phẩm có vị mặn, chua và cay hoặc làm cản trở đến quá trình giao tiếp.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi

Suy giảm chức năng gan

Gan là bộ máy thanh lọc các chất độc có trong cơ thể do đó mà khi khả năng làm việc của gan suy yếu, các chất độc sẽ tích tụ dần. Việc tích tụ lâu ngày sẽ khiến có các loại độc tố có cơ hội gây hại đến cơ thể, một trong số đó có thể đọng lại ở vùng miệng, gây ra những bọng nước rồi sau đó vỡ ra, tạo thành các vết loét.

Áp lực công việc

Áp lực công việc sẽ tạo ảnh hưởng không tốt đến tinh thần dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, nội tiết bên trong cơ thể dần không ổn định và tạo cơ hội cho sự phát triển của nhiệt miệng ở lưỡi.

Vệ sinh miệng kém

Do vùng miệng không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn.

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở lưỡi.

Thói quen ăn đồ cay nóng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở lưỡi

Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu sắt, vitamin B12 có thể góp phần gây nhiệt miệng ở lưỡi.

Nằm lòng cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi cực đơn giản

Bệnh nhiệt miệng không phải là bệnh nghiêm trọng, thường thì sau 1 - 2 tuần, các vết loét sẽ tự hết mà không cần sử dụng thuốc và không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong quá trình xuất hiện sẽ gây đau đớn và nhiều bất tiện. Trong tây y hiện nay các loại thuốc như giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng thường được các bác sĩ kê toa để tiêu diệt các vết loét này. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể tự điều trị cho chính mình bằng những biện pháp an toàn hơn. 

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể thử một vài biện pháp đơn giản sau: 

Súc miệng bằng nước muối và nha đam

Theo các nghiên cứu khoa học, các thành phần trong nha đam có tính sát khuẩn cao, thanh nhiệt và làm dịu cơn đau, nhanh chóng làm lành các vết lở loét do nhiệt miệng ở lưỡi gây ra. Còn muối tinh khiết cũng đã rất nổi tiếng với công dụng sát khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng.

Vì vậy, khi bị những vết lở lưỡi hoành hành thì cách trị lở lưỡi nhanh nhất là bạn dùng một thìa cà phê muối và nước ép nha đam pha với 1/2 cốc nước ấm để làm dung dịch nước súc miệng. Cố gắng sử dụng mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tuy nha đam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng bạn không được sử dụng phần nhựa vàng trong cây nha đam vì nó có chứa Aloin có khả năng gây kích ứng da và nguy hại cho đường ruột, đau dạ dày, các vấn đề về gan, thận.

Tuy nhiên cách là có một nhược điểm là muối sẽ gây xót tại vết nhiệt miệng, khiến người bệnh khó chịu.

Dùng nước súc miệng

Muối có khả năng sát khuẩn vết nhiệt miệng nhưng lại gây xót, để tránh kích ứng này, người bệnh có thể sử dụng nước súc miệng với bản chất là nước điện hóa (nước anolyte). Loại nước này được điện phân từ nước muối, nhờ sử dụng các điện cực có vật liệu và thiết kế đặc biệt sẽ tạo ra các phân tử hoạt hóa mang theo nội năng mạnh mẽ, có khả năng diệt khuẩn nhanh chóng.

Thành phần của nước điện hóa chỉ chứa các phân tử hoạt hóa (HClO, O3, ClO2,…) diệt khuẩn theo cơ chế tự nhiên của cơ thể (các phân tử này bình thường vẫn được tế bào bạch cầu hạt của hệ thống miễn dịch tiết ra để tiêu diệt vi khuẩn) nên hoàn toàn an toàn cho tế bào lành, đặc biệt là vị trí niêm mạc miệng nhạy cảm, dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

SUPOWAT hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng ở lưỡi

Nước súc miệng SUPOWAT được dùng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, giúp sát khuẩn vết nhiệt lưỡi đồng thời làm sạch khoang miệng, mảng bám, khử mùi hôi và hạn chế hình thành cao răng. Có thể dùng SUPOWAT thay thế cho vai trò làm sạch của kem đánh răng trong 2-3 ngày khi vết nhiệt lưỡi gây đau trầm trọng, do kem đánh răng có thành phần natri laurylsulfate (SLS) sẽ gây xót và khiến vết nhiệt lưỡi chậm lành hơn.

Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng virus. Sử dụng mật ong nguyên chất thoa vào vết lở loét dưới lưỡi để giúp vết nhiệt miệng mau lành.

Bổ sung dinh dưỡng giúp vết nhiệt miệng ở lưỡi mau lành

Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và bổ sung các thực phẩm cần thiết cho cơ thể cũng giúp bạn giảm nhanh tình trạng loét ở miệng, lưỡi. Cụ thể:

  • Bổ sung vitamin B12 hàng ngày: Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng lưỡi. Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin này mỗi ngày 2 lần và liên tục trong vòng 6 tháng. Lượng vitamin cần thiết cho cơ thể là 1mg/ngày nên bạn cần lưu ý bổ sung đủ liều lượng cho cơ thể
  • Ăn sữa chua mỗi ngày: Trong sữa chưa có chứa các lợi khuẩn rất tốt cho người bị nhiệt miệng, chúng giúp giảm đau và chữa lành vết thương nhanh chóng. Bạn nên bổ sung đều đặn từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để tình trạng nhiệt miệng lưỡi thuyên giảm.
  • Bổ sung sắt: Thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng. Để biết chính xác lượng sắt cần bổ sung, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám xem cơ thể bị thiếu bao nhiêu và bổ sung liều lượng phù hợp.

Trên đây là các cách trị nhiệt miệng ở lưỡi đơn giản, nhanh chóng nhất. Thường xuyên áp dụng các phương pháp này cũng như điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, đầy đủ các nhóm chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể làm cho tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng và phòng tránh bệnh tái phát về sau.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn đọc có thể gọi đến tổng đài 1900.2153 để được giải đáp.


1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153