Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

THUỐC SÁT TRÙNG VẾT THƯƠNG NÊN DÙNG NHƯ THẾ NÀO?

Sát trùng là bước chăm sóc quan trọng nhất trong quá trình xử lý các vết thương hở. Tuy nhiên không phải người nào cũng có nhiều hiểu biết về sát trùng vết thương. Nếu sát trùng không đúng cách có thể đem lại nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn. Bài viết này sẽ tóm gọn một số lưu ý cho bạn đọc cách sử dụng thuốc sát trùng vết thương sao cho hiệu quả.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

    Tại sao cần phải sát trùng vết thương hở đúng cách?

    Da là hàng rào bảo vệ cơ thể trước những yếu tố xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Vết thương là tình trạng phá vỡ cấu trúc da và làm thay đổi chức năng sinh lý của da. Vết thương có thể ở phần biểu bì, hạ bì hoặc vùng mô dưới da. Từ vị trí tổn thương, các dịch trong cơ thể như huyết tương, máu, dịch viêm, các tế bào bạch cầu,… thoát ra bên ngoài. Ngoài ra, vết thương chính là cơ hội để bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

    Vết thương là tình trạng phá vỡ cấu trúc da và làm thay đổi chức năng sinh lý của da

    Sát trùng vết thương hở có 2 mục đích chính:

    • Tiêu diệt các vi sinh vật xung quanh vết thương, ngăn không cho chúng xâm nhập vào cơ thể.
    • Rửa trôi những bụi bẩn, dị vật, các sản phẩm của quá trình viêm, tế bào chết ở vết thương, giúp vết thương sạch sẽ và nhanh lành hơn.

    Việc sát trùng cho vết thương hở là cực kỳ quan trọng. Đó là công việc cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được những nguyên tắc trong sát trùng. Việc sát trùng không đúng cách có thể dẫn đến nhiều nguy cơ làm vết thương trầm trọng hơn.

    Quy trình sát trùng vết thương hở

    Bước 1. Sát trùng tay và dụng cụ

    Cần làm sạch tay trước khi tiến hành thực hiện các thủ thuật y tế, đặc biệt trên các vị trí dễ bị nhiễm trùng. Sát trùng tay đúng cách trước khi chăm sóc vết thương hở sẽ loại bỏ nguy cơ đưa những vi khuẩn từ tay đến vị trí tổn thương. Có thể sử dụng găng tay y tế đã vô trùng, hoặc rửa sạch tay bằng các chất sát khuẩn (cồn hoặc nước muối, xà phòng..).

    Hạn chế tối đa chạm tay trực tiếp lên vết thương.

    Cần sát trùng tay đúng cách trước khi chăm sóc vết thương hở

    Bước 2. Cầm máu

    Nếu vết thương chảy nhiều máu, cần tiến hành cầm máu ngay lập tức. Sử dụng một miếng vải sạch, tốt nhất là gạc y tế, dùng lực ép trực tiếp để cầm máu. Nếu vết thương không ngừng chảy máu sau 20 phút, cần liên hệ bác sĩ.

    Bước 3. Làm sạch vết thương

    Rửa nhẹ vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối, loại bỏ các bụi bẩn bám quanh vị trí tổn thương.

    Nếu có dị vật nhỏ, mảnh vụn nằm bên trong, sử dụng dụng cụ đã được vô trùng lấy ra. Trường hợp vết thương thủng sâu do dị vật sắc nhọn cắm trực tiếp, tuyệt đối không rút ra. Cầm máu và liên hệ ngay nhân viên y tế để được hướng dẫn xử trí.

    Bước 4. Sát trùng vết thương

    Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình xử lý vết thương hở. Nếu sát trùng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho vết thương. Một trong số đó là nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành vết thương.

    Có rất nhiều loại thuốc và dung dịch sát khuẩn khác nhau trên thị trường. Lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp cũng đòi hỏi nhiều kiến thức và hiểu biết.

    Các yêu cầu cơ bản của một dung dịch sát trùng vết thương đó là:

    • Không làm tổn thương mô vết thương.
    • Không gây độc cho cơ thể khi sử dụng trên diện rộng.
    • Tiêu diệt được vi khuẩn, đặc biệt là phân hủy biofilm - là lớp màng sinh học do các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút,..) và các tế bào dính vào nhau trên bề mặt vết thương.
    • Có khả năng thấm sâu vào các tổ chức.
    • Không gây đau xót

    Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già cho vết thương hở vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu… khiến cho vết thương chậm lành hơn rất nhiều.

    Bước 5. Bôi gel chuyên biệt điều trị vết thương hở

    Có thể bôi một lớp gel chuyên biệt điều trị vết thương hở để giữ ẩm và thúc đẩy tăng sinh mô hạt nhanh chóng. Vết thương được giữ ẩm phù hợp sẽ thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng hoạt động hiệu quả, nhanh chóng ly giải mô chết và fibrin, dọn đường cho quá trình biểu mô hóa được tiến hành thuận lợi; đồng thời ngăn chặn sự mất nước qua da, hạn chế tạo vẩy cứng, tạo sẹo mềm mại, đồng nhất.

    HEALIT - Đẩy nhanh quá trình lành thương ướt

    Bước 6. Băng vết thương

    Băng bó vết thương hở đúng cách sau khi sát trùng giúp bảo vệ quá trình phục hồi tổn thương.

    Nếu vết thương nhỏ có thể không cần che chắn, để vết thương thoáng. Với vết thương hở lớn, sử dụng băng gạc quấn xung quanh. Nếu máu thấm ra băng gạc thì quấn thêm, tránh tháo ra băng lại từ đầu.

    Các loại thuốc sát trùng vết thương thông dụng

    Cồn – Cồn iod

    Cồn 90 độ không có tác dụng diệt khuẩn cao như cồn 70 độ. Cồn nồng độ cao vô tình đã tạo ra một lớp bọc bên ngoài bảo vệ phần bên trong của vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn. Hơn nữa, cồn cao độ hơn rất dễ bay hơi nên cũng giảm phần nào hiệu quả sát trùng những lầu sử dụng sau.

    Đối với cồn iod: đây là chất sát trùng rất mạnh có tính phá hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là da chúng ta. Vì vậy mà bạn cần lưu ý:

    • Không dùng dung dịch cồn iod có nồng độ trên 5% để sát trùng;
    • Hạn chế việc sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ nên sử dụng cho vết thương ngoài da, không nên dùng cho vết thương sâu, hở miệng.

    Oxy già

    • Vì nước oxy già có thể gây kích ứng và gây “bỏng” da cũng như gây niêm mạc nên với những vết thương nhỏ, chỉ cần dùng oxy già nồng độ loãng là đã có tác dụng (1,5%, 3%);
    • Không bôi oxy già vào những vết thương đang lành, lên da non vì oxy già sẽ gây tổn thương nguyên bào sợi và từ đó làm vết thương lâu lành hơn;
    • Chỉ được sử dụng oxy già cho những vết thương hở, không được bôi vào những vùng kín hoặc nhỏ vào những khoang kín của cơ thể bởi ở những nơi đó oxy sẽ giải phóng ra nhưng không thoát ra được do vậy có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm như tắc mạch hơi, tắc mạch khí. Khi sử dụng ở tai, bạn cần phải được chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ vì nếu sử dụng tùy tiện có thể gây bỏng da ở tai, hoại tử tai,...;
    • Không được uống oxy già và nếu dùng oxy già để súc miệng thì phải súc thật nhanh.

    Povidon iod(Betadine)

    • Không được sử dụng betadine cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng;
    • Bệnh nhân bị tăng huyết áprối loạn tuyến giáp, trị liệu iod phóng xạ không nên sử dụng dung dịch này;
    • Khi gặp những tác dụng phụ như bị ngứa, có ban đỏ, vết bỏng rộp,... nên dừng việc sử dụng và cần đi khám bác sĩ.

    SUPORAN – Dung dịch rửa vết thương tiêu diệt 99.9% vi khuẩn và nấm trong 30s

    Ưu điểm nổi trội:

    • Phổ tác dụng rộng, diệt nhanh nhiều loại vi khuẩn, virus, vi nấm trong vòng 30s (theo kết quả các nghiên cứu khoa học trên thế giới với thành phần chính là HClO và thử nghiệm tại Quatest 1 – Việt Nam).
    • Phá hủy màng Biofilm trên vết thương.
    • Không gây đau xót, không tổn thương mô hạt và nguyên bào sợi.
    • Rút ngắn giai đoạn viêm, đẩy nhanh quá trình lành thương.
    • An toàn, không kích ứng.

    SUPORANđáp ứng đầy đủ tiêu chí: không đau xót, không tổn thương mô hạt, diệt khuẩn mạnh

    Cách sử dụng: Ngâm, xịt trực tiếp hoặc dùng gạc mềm lau khu vực cần làm sạch trong thời gian ít nhất là 30s.

    Sát trùng vết thương hở không khó, tuy nhiên lại cần cẩn trọng và hiểu biết để vết thương nhanh chóng hồi phục và không bị nhiễm trùng. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 1900.2153. Đội ngũ Dược sĩ tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ tận tình giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc.


    1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
    Share

    Tin liên quan

    Bình luận

    Viết bình luận

    Gửi bình luận
    Hỏi đáp chuyên gia

    1900.2153