- 1. PHÂN LOẠI LOÉT TỲ ĐÈ:
- Giai đoạn 0: Da bị chuyển sang màu hồng đỏ:
- Giai đoạn 1: Da bị đỏ (bị mẫn đỏ không phai đi)
- Giai đoạn 2: Vùng da bị đỏ với loét ở bề mặt da và biểu bì
- Giai đoạn 3: Hoại tử mô
- Giai đoạn 4: Loét tỳ đè ăn sâu toàn bộ da
- 2. MỘT SỐ VỊ TRÍ DỄ BỊ LOÉT TỲ ĐÈ:
- 3. XỬ LÝ, ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC VẾT LOÉT DO TỲ ĐÈ:
- 3.1. Xử lý và điều trị vết loét tỳ đè cấp độ 1 và 2
- 3.2. Điều trị vết loét ở cấp độ 3 và 4
- 3.3 Nguyên tắc chăm sóc vết loét do tỳ đè
Loét tỳ đè là do mạch máu bị đè ép quá lâu trên một vùng của cơ thể, thường xuất hiện ở những vùng có xương bị nhô lên. Loét tỳ đè hình thành là do hoại tử thiếu máu cục bộ (thiếu nguồn cung cấp máu) của da và mô dưới da. Một số yếu tố khác làm hình thành loét tỳ đè có thể là các yếu tố bên ngoài (không liên quan đến bệnh nhân) hoặc bên trong (phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân).
1. PHÂN LOẠI LOÉT TỲ ĐÈ:
Loét tỳ đè có thể được chia thành các giai đoạn khác nhau. Có nhiều biểu hiện khác nhau của loét tỳ đè và các giai đoạn không theo thứ tự.
Giai đoạn 0: Da bị chuyển sang màu hồng đỏ:
Bệnh nhân có nguy cơ (bất động lâu ngày, tuổi cao, sau phẫu thuật…) và các tổn thương không thể nhìn thấy được có thể gây hình thành loét tỳ đè ở giai đoạn 0. Ở giai đoạn này, khi dùng ngoại lực ấn vào, vùng da chuyển sang màu trắng.
Giai đoạn 0 là giai đoạn cảnh báo có nguy cơ loét tì đè
Giai đoạn 1: Da bị đỏ (bị mẫn đỏ không phai đi)
Tổn thương ở lớp thượng bì và lớp bì. Tổn thương không mất da và có màu đỏ nhạt, cứng và ấm hoặc lạnh hơn so với vùng da xung quanh, có cảm giác đau.
Da liền, vết đỏ không biến mất sau khi ấn lực tì đè.
Giai đoạn 2: Vùng da bị đỏ với loét ở bề mặt da và biểu bì
Tổn thương không hoàn toàn chiều dày da (bao gồm phần thượng bì và lớp đáy). Vết loét nông, nhìn như vết trầy hay phồng rộp.
Các nốt phồng nước dẫn đến sự chia tách của lớp biểu bì
Giai đoạn 3: Hoại tử mô
Tổn thương hoàn toàn bề dày của lớp da và tổ chức dưới da. Các phần biểu bì, trung bì và hạ bì đều bị ảnh hưởng, riêng phần cơ không bị tổn thương. Vết loét tỳ đè ở giai đoạn này bị bao phủ bởi phần hoại tử khô, đen, tiếp giáp với các mô khỏe mạnh. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của sự suy yếu của các mô bên dưới.
Tổn thương vùng da nơi bị tỳ đè mất toàn bộ lớp da, lớp dưới da
Giai đoạn 4: Loét tỳ đè ăn sâu toàn bộ da
Tổn thương ăn sâu xuống lớp gân cơ gây lộ xương, đôi khi tạo nhiều ngóc ngách. Đáy vết loét có mô hoại tử vàng hoặc xám.
Loét độ IV là loại loét tỳ đè nặng nhất, mất toàn bộ mô da dưới da
2. MỘT SỐ VỊ TRÍ DỄ BỊ LOÉT TỲ ĐÈ:
Loét tỳ đè ở người cao tuổi thường ở những vị trí xương lồi lên mà không có cơ bao bọc hoặc có nhưng quá ít như khi nằm ngửa, sẽ gặp ở vùng da xương chẩm (sau gáy), vùng xương cùng (giữa hai mông: mông bên trái và bên phải), vùng da xương bả vai, khuỷu tay, gót chân. Nếu người bệnh nằm nghiêng, thường sẽ bị loét da bên ngoài lồng ngực, phía ngoài và trong đầu gối, vùng da mắt cá chân (nằm nghiêng bên nào sẽ bị loét da mắt cá chân bên đó). Trường hợp người bệnh bị suy hô hấp phải ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi có thể bị loét vùng da ở ụ ngồi xương chậu.
80% loét tỳ đè hình thành ở vị trí xương cùng (xương nối) hoặc gót chân.
3. XỬ LÝ, ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC VẾT LOÉT DO TỲ ĐÈ:
Theo thống kê, loét tỳ đè độ 1 và 2 có thể chữa lành nếu biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách. Loét độ 3 và 4 cần can thiệp ngoại khoa, cắt gọt vùng thịt và xương đã bị hoại tử sau đó đóng kín vết loét.
3.1. Xử lý và điều trị vết loét tỳ đè cấp độ 1 và 2
Bạn có thể chữa lành vết loét nếu chăm sóc đúng cách mà không cần đến phẫu thuật hay can thiệp của bác sĩ. Quá trình liền vết thương chậm là do sự bội nhiễm, các vi khuẩn tiêu diệt tế bào dẫn tới loét, có thể là hoại tử. Vì thế điều trước tiên cần phải làm là rửa sạch vết loét:
- Dùng gạc vô trùng lau chùi nhẹ nhàng vết loét để loại bỏ dịch mô, mủ, các chất thải sinh ra trong chuyển hóa, tế bào chết, tế bào hoại tử vì chúng gây cản trở quá trình làm lành vết thương. Chấm nhẹ để làm sạch mà không gây tổn thương vết loét.
- Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước sát khuẩn có chứa HClO để rửa sạch vết loét (tuyệt đối không nên sử dụng các dung dịch kháng khuẩn vì nó có thể phá hủy các tế bào bình thường khác).
- Băng và bảo vệ vết loét: Hiện nay, bạn có thể sử dụng gạc băng vết thương như Gạc Vaselin Mastny Tyl để bảo vệ vết loét ngăn thấm nước, ngừa vi khuẩn, làm lành nhanh vết loét.
- Xoa bóp xung quanh vết loét để cải thiện tuần hoàn khu vực bị tổn thương.
- Nằm đệm hơi để hạn chế ma sát lên vết thương.
3.2. Điều trị vết loét ở cấp độ 3 và 4
- Ở 2 cấp độ sau cùng, khi đã có tổn thương sâu và hoại tử, việc can thiệp ngoại khoa là cần thiết. Cần cắt bỏ những chỗ có da lột và mô hoại tử, việc cắt lọc nhằm loại bỏ các tổ chức hoại tử và bị nhiễm khuẩn, có thể thực hiện ngay tại giường hay tại phòng mổ. Cắt gọt sẽ làm rộng vết loét một khoảng cho phép, nhưng nó lại làm giảm độ tập trung vi khuẩn ở vết thương và loại bỏ mô hoại tử, giúp thúc đẩy liền thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng lan rộng vì các tổ chức hoại tử rất dễ nhiễm khuẩn và là nguyên nhân gây ra viêm tế bào, tổn thương ăn sâu hơn vào xương.
- Biện pháp ghép da có thể được chỉ định để sử dụng, tuy nhiên cũng chỉ áp dụng được trong 30% trường hợp, thường ở những tổn thương khu trú và nông.
- Các phương pháp khác như là sử dụng các vạt da cân, vạt da cơ để che phủ các ổ loét rộng, ưu điểm của các vạt da cơ là cung cấp lượng lớn tổ chức có nguồn cấp máu nuôi tốt, tính chất tổ chức ổn định, giảm nguy cơ biến đổi chức năng ở vùng kế cận.
- Cách tốt nhất để tránh được những vết loét và biện pháp can thiệp ngoại khoa ở những bệnh nhân liệt, nằm lâu là dự phòng và xử lý vết loét ở những dấu hiệu đầu tiên.
- Trong quá trình chăm sóc vết thương, nên sử dụng các sản phẩm có thể hạn chế tình trạng viêm nhiễm, đẩy nhanh tổ chức hạt hình thành như Resanfin.
3.3 Nguyên tắc chăm sóc vết loét do tỳ đè
Cần đánh giá mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe nói chung của người bệnh để có hướng chăm sóc phù hợp.
- Lưu ý giữ da khô, sạch, đặc biệt các vùng da tỳ đè nhiều dễ bị loét nhất. Đồng thời cần quan tâm đến tiểu, đại tiện của người bệnh không để dây bẩn ra các vùng cơ quan sinh dục, tiết niệu, chậu hông.
- Đối với vùng da bị phồng, cố gắng không để nốt phồng vỡ đề phòng nhiễm trùng.
- Thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh (nghiêng trái, nghiêng phải…) thời gian khoảng một vài giờ một lần (tốt nhất 30 phút một lần), làm thế nào để tư thế người bệnh thoải mái nhất, ngay cả gối kê đầu cần mềm mại, độ cao vừa phải.
- Vải trải giường cần khô, sạch, không chùng, không gập. Nếu dùng đệm nước, đệm khí cần trải vải sạch, không gấp nếp để tránh da dính vào đệm.
- Cần tư vấn cho người nhà chăm sóc người bệnh chế độ ăn uống cân bằng các chất đạm, mỡ, vitamin, khoáng chất.
- Mỗi ngày xoa bóp cho người bệnh ít nhất 3 – 4 lần, cần quan tâm đặc biệt xoa bóp vùng da dễ bị loét, cuối cùng thoa một lớp Resanfin để tạo lớp màng bảo vệ các mô phía dưới, tránh tình trạng tái tổn thương.
Resanfin – chuyên gia chăm sóc các vết loét do tỳ đè.
DS. Thành Nam
Bình luận
Viết bình luận