Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Phân biệt vết côn trùng đốt - vết viêm da - vết dị ứng

Bạn cần phân biệt thế nào là vết côn trùng đốt, thế nào viêm da và thế nào dị ứng. Đó là những khái niệm thường gặp nhất, đôi khi chúng ta chỉ diễn đạt cảm giác như đau, rát, ngứa mà không biết thực tế chúng ta đang bị gì!

Các vấn đề về da có nhiều khái niệm dễ bị nhầm lẫn, đặc biệt là vết côn trùng đốt và các vấn đề về da khác.

Hôm nay, gelcontrung.com viết bài này để làm rõ 1 số khái niệm có liên quan đến vết côn trùng đốt, giúp các bạn phân biệt và diễn đạt chính xác hiện trạng của mình hoặc người thân khi trình bày với bác sĩ.

Bạn cần phân biệt thế nào là vết côn trùng đốt, thế nào viêm da và thế nào dị ứng. Đó là những khái niệm thường gặp nhất, đôi khi chúng ta chỉ diễn đạt cảm giác như đau, rát, ngứa mà không biết thực tế chúng ta đang bị gì!

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VẾT CÔN TRÙNG ĐỐT, VIÊM DA, DỊ ỨNG

Chúng ta cần phân biệt vì chúng ta cần phải biết nguyên nhân do đâu gây ra vết thương trên da của mình, và mức độ hiện tại như thế nào để điều trị cho phù hợp. Nếu vết thương là do côn trùng, ngoài các phương pháp chữa trị, chúng ta còn cần thêm các biện pháp khác để ngăn ngừa, phòng chống côn trùngphòng chống muỗi hay các loài bọ ve, rệp giường, kiến,…

Đầu tiên, về khái niệm:

  • Vết côn trùng đốt là vết cắn hoặc chích của các loài côn trùng như muỗi, kiến, bọ ve, rầy rệp, ong,…. Bạn sẽ phát hiện ra vết cắn hoặc vết chích , có lỗ nhỏ màu đỏ do chảy máu ở chính giữa vết đốt. Đôi khi, chúng ta nhầm lẫn, cũng gọi vết côn trùng đốt là vết bỏng do dịch nhầy trong cơ thể côn trùng (kiến khoang) hoặc vết viêm da hoặc dị ứng do lông tơ của sâu.
  • Viêm da là hiện tượng sưng, phù nề, có mủ vàng hoặc mủ trắng, là kết quả của việc da bị tổn thương và bị tấn công bởi vi khuẩn.
  • Dị ứng là hiện tượng bất thường xuất hiện trên cơ thể khi gặp phải tác nhân “lạ” tiếp xúc với da hoặc bên trong cơ thể. Biểu hiện ra bên ngoài của hiện tượng dị ứng phổ biến nhất là ngứa, mề đay, sưng phù. Một số trường hợp nặng là nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh,…. Tác nhân “lạ” có thể là bất cứ thứ gì, tùy theo từng cơ địa. Có thể là thức ăn, nước uống, bụi bẩn, kim loại, cao su, phấn hoa, hóa chất tự nhiên lẫn hóa chất tổng hợp,…

Như vậy, viêm da và dị ứng là kết quả của vết côn trùng đốt.

Giải thích quá trình này như sau, giả dụ như:

Anh Hùng, nhân viên văn phòng, anh Hùng không biết cách phòng chống muỗi hiệu quả nên anh Hùng thường xuyên bị muỗi đốt.

Khi côn trùng đốt vào tay anh Hùng (ví dụ là muỗi), muỗi sẽ bay đến đậu trên da anh Hùng. Sau đó, chúng dùng miệng có hình giác hút, đâm vào da.

Khi đó, nước bọt của muỗi đóng vai trò là tác nhân “lạ” đối với anh Hùng sẽ tiếp xúc với da và các mạch máu li ti dưới da. Hệ miễn dịch của anh Hùng phát hiện ra tác nhân “lạ” liền đưa các nhân tố cảnh báo là các thụ thể Histamin đến nơi nhân vật “lạ” xuất hiện và phát tính hiệu ra bên ngoài bằng cảm giác ngứa, đó là hiện tượng dị ứng. Đồng thời, cơ thể cũng điều phối bạch cầu đến để ngăn chặn. Nếu hệ miễn dịch khỏe thì nhân vật “lạ” sẽ bị cô lập tại 1 chỗ và Histamin sẽ vẫn phát tính hiệu cảnh báo cho đến khi bạch cầu giải quyết xong việc của chúng. Nếu hệ miễn dịch bị yếu, bạch cầu không đủ sức chống trả với tác nhân “lạ” thì tác nhân “lạ” sẽ nắm quyền kiểm soát, phát tán nhanh hơn trong cơ thể, di chuyển lan dần ra các vùng khác. Khi đó histamin liên tục được điều đến để cảnh báo những nơi “mặt trận” đang diễn ra.

Dưới tình hình bị cảnh báo liên tục mà bạch cầu không thể ngăn chặn lại được, anh Hùng cảm thấy vô cùng ngứa ngày và lúc này, anh Hùng dùng tay đễ gãi các chỗ ngứa. Vết gãi làm da anh Hùng bị trầy xước, trên da anh bị chảy máu. Lúc này, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài có cơ hội tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể anh Hùng.

Ngay chỗ bị trầy xước, da liên tục bị kích thích, còn vi khuẩn thì tụ lại, ăn các tế bào khác và sinh sản. Histamin và bạch cầu được điều đến nơi này nhiều hơn. Nhưng so với các tác nhân “lạ”, vi khuẩn mạnh và nguy hiểm hơn, nếu hệ miễn dịch tốt, bạch cầu đủ sức để ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, nhưng nếu hệ miễn dịch thấp, bạch cầu được điều đến rất nhiều nhưng không có tác dụng. Xác bạch cầu và xác vi khuẩn tăng lên, hòa trộn với huyết tương trong máu thành dịch nhầy màu trắng, khi số lượng xác bạch cầu và vi khuẩn tăng nhiều hơn nữa thì chuyển thành dịch màu vàng. Histamin khi này không cảnh báo bằng hiện tượng ngứa nữa mà chuyển sang đau do bị vi khuẩn tấn công hoặc sưng phù. Toàn bộ quá trình chảy mủ, đau, sưng này gọi là viêm da.

Vậy, nói cho dễ hiểu, tóm tắt quy trình trên như sau:

Côn trùng đốt gây ra dị ứng (ngứa) , nếu gãi nhiều, trầy xước, vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm da (sưng, phù, chảy mũ)

NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC CỦA VIÊM DA VÀ DỊ ỨNG

Ngoài do côn trùng đốt, dị ứng còn có thể là do tiếp xúc với bụi, hóa chất, lông tơ, vải vóc, thức ăn… cũng mang đến cảm giác ngứa, sưng, đau (tùy hệ miễn dịch của mỗi người).

Để phân biệt giữa dị ứng do côn trùng đốt và dị ứng do tiếp xúc các tác nhân khác, chúng ta cần lưu ý rằng, dị ứng do côn trùng đốt thường mang tính cục bộ, tại chỗ; còn dị ứng do tiếp xúc hóa chất, thức ăn, bụi bẩn thường sẽ lan rộng cả cơ thể, hoặc mang tính đối xứng 2 bên cơ thể.

Mô phỏng 1 quá trình chẩn đoán dị ứng / VẾT CÔN TRÙNG ĐỐT đơn giản để các bạn hình dung như sau:

Khi một người bị cảm giác ngứa ngáy ở tay, nghĩa là anh ta đang bị dị ứng. Bác sĩ sẽ hỏi như thế này:

“Anh bị ngứa ở đâu?” –“Dạ ở tay trái ạ” – “ Tay phải có ngứa không?”

Nếu ngứa cả tay phải, bác sĩ sẽ hỏi tiếp: -“Cả người có bị ngứa không?”  => anh ta có thể bị dị ứng với thức ăn hoặc hóa chất vì có hiện tượng đối xứng hoặc ngứa lan cả người.

Nếu anh ta chỉ ngứa 1 bên tay trái: -“Vết ngứa có sưng không? , bác sĩ sẽ vừa xem và vừa thăm khám cảm giác triệu chứng của anh ta, đồng thời xem chỗ bị ngứa có vết đốt hay không, đối chiếu với các dữ liệu về các loại vết đốt của côn trùng để biết xem anh ta bị loài côn trùng nào đốt.

Dị ứng đa phần không nguy hiểm đối với người bình thường, đối với người có hệ miễn dịch kém thì vất vả hơn vì biểu hiện dị ứng của họ sẽ nghiêm trọng hơn ngứa, tuy nhiên dị ứng sẽ tự khỏi trong khoảng vài ngày đến 1 tuần. Và để giảm các triệu chứng khó chịu của dị ứng thì người ta thường dùng các loại thuốc kháng histamin như cetirizin, loratadin, … giúp ngăn cản các thụ thể histamin, đánh lừa thần kinh cảm giác để cảm thấy dễ chịu hơn.

vet-muoi-dot

Dị ứng mề đay do rệp giường (chống muỗi hiệu quả)

me-day

Dị ứng mề đay do rệp giường (chống muỗi hiệu quả)

me-day-2

Dị ứng mề đay do thức ăn hoặc hóa chất, bụi bẩn

Còn nói đến viêm da, viêm là trường hợp nặng hơn của dị ứng, có dấu hiệu bị hủy hoại tế bào, dễ tổn thương và dễ bị vi khuẩn tấn công. Chảy mủ, sưng to là biểu hiện của viêm nặng.

Khái niệm viêm có thể bao quát luôn cả dị ứng. Những trường hợp dị ứng nặng có thể gây ra viêm mà không cần tác nhân vi khuẩn xuất hiện.

Viêm có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do trầy xước, do bỏng, do axit côn trùng (kiến khoang), do bội nhiễm, do tiếp xúc vật chất lạ, do bít lỗ chân lông làm hình thành ổ vi khuẩn (mụn bọc), …

Khi bị viêm, nếu uống thuốc kháng histamin có thể làm giảm cảm giác ngứa và chảy nước ở chỗ viêm (cơ thể thường tăng tiết dịch ở chỗ viêm và dị ứng), nhưng sẽ không giảm được cảm giác sưng, đau, rát đặc trưng của viêm. Quá trình phục hồi cần sự hỗ trợ của thuốc kháng viêm và kháng sinh (nếu phát hiện thấy sự xuất hiện của vi khuẩn, biểu hiện là có dịch màu vàng) thì mới khỏi nhanh được. Người bình thường nếu hệ miễn dịch khỏe cũng có thể tự khỏi mà không dùng thuốc, nhưng thời gian có thể mất vài tuần. Người có hệ miễn dịch kém thì nên cân nhắc việc tìm bác sĩ để theo dõi và hỗ trợ thuốc nếu cần.

*** Việc dùng kháng sinh để chữa trị cần có ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể tạo ra các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh trong cộng đồng do sử dụng kháng sinh không đúng cách. *** Khi sử dụng kháng sinh bắt buộc phải tuân thủ liệu trình thời gian từ 7 đến 14 ngày, không được ngưng kháng sinh giữa liệu trình. UỐNG THUỐC ĐÚNG CÁCH MỚI CÓ THỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE

viem-da

Hình ảnh viêm da có hiện tượng phù nề, mưng mủ

viem-da

Hình ảnh viêm da có hiện tượng sung huyết, phù nề

viem-da

Viêm da do virus

viem-da

Hình ảnh viêm da

Như vậy, vết thương trên da bạn đang gặp tình trạng gì?

  • Ngứa? Nổi mụn nước?
  • Sưng? Đau? Rát? Phù nề?
  • Có chảy mủ hay không?
  • Có vết đốt ở giữa hay không?
  • Bị 1 chỗ hay bị khắp cả người?
  • Hình dạng vết thương có giống hình dạng vết đốt đặc trưng của loài côn trùng nào không?

Hãy tự mình chuẩn đoán bằng 1 số câu hỏi trên để biết tình trạng của mình. Nó sẽ giúp bạn cân nhắc trong việc có nên khám bác sĩ hay không hay chỉ cần mua thuốc bôi cũng được.

Nếu phát hiện đó là vết đốt của côn trùng, hãy nhớ kiểm tra nhà cửa, dọn dẹp phòng ốc, tìm và diệt các ổ côn trùng đang có tại nhà bạn, đặc biệt là muỗi. Hãy tìm đọc các bài viết trên trang này để phòng chống muỗi hiệu quả bảo vệ người thân một cách tốt nhất


1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153