Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Cơn đau kéo dài mang tên “Nứt kẽ hậu môn” ở trẻ em

Nứt hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn. Thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng. Nguyên nhân thường là do trẻ bị táo bón, buộc phải đẩy khối phân to hoặc cứng qua ống hậu môn. Nứt hậu môn khiến việc đại tiện trở nên rất đau đớn và trở thành nỗi ám ảnh với trẻ.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

  • Khái niệm
  • Triệu chứng
  • Nguyên nhân
  • Điều Trị
  • Cách phòng tránh nứt kẽ hậu môn
  • Tự Chăm Sóc
  • Phẫu thuật
  • Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Khái niệm

Nứt kẽ hậu môn là thuật ngữ chỉ tình trạng một vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn của trẻ. Mặc dù chỉ là tổn thương nhỏ ở vùng niêm mạc nhưng dễ gây bất tiện, thậm chí là sợ hãi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ khi việc đại tiện gặp khó khăn, hoặc có cả máu trong phân gây hoang mang cho cha mẹ.

Triệu chứng

Các triệu chứng của nứt hậu môn bao gồm:

  • Bé khóc hoặc tỏ vẻ khó chịu khi đi tiêu.
  • Có máu tươi bọc bên ngoài khối phân cứng.
  • Trẻ lớn hơn thường nhịn đi tiêu để tránh bị đau.
  • Có vết rách dọc theo vùng da của ống hậu môn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp nhất gây nứt hậu môn là khối phân to hoặc cứng đi qua ống hậu môn khi đi tiêu. Các nguyên nhân khác là:

–  Táo bón và rặn khi đi tiêu.

–  Viêm vùng hậu môn trực tràng, hay do nguyên nhân viêm loét đại tràng (IBD) chẳng hạn.

Điều Trị

Nứt hậu môn thường tự lành hoặc lành sau khi được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật. Triệu chứng và dấu hiệu thường biến mất đi trong vòng 2 tuần, nhưng có thể phải mất đến 8 tuần vết nứt mới lành hẳn. Nếu vết nứt không lành sau 6 đến 8 tuần có thể phải sử dụng đến phẫu thuật.

Cách phòng tránh nứt kẽ hậu môn

Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn. Do đó, phòng tránh táo bón là tiền đề quan trọng trong việc hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh. Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và vận động đều đặn sẽ giúp không phải rặn nhiều và đi tiêu dễ dàng.

Tự Chăm Sóc

Những thay đổi trong lối sống dưới đây có thể giúp giảm đau, làm mau lành vết nứt hậu môn và đề phòng nứt tái phát:

+  Thêm chất xơ vào khẩu phần: Hãy ăn thêm rau, củ, quả, hạt dẻ, hạt điều, gạo lức. Mỗi ngày nên dùng từ 20 đến 35 gram chất xơ. Các thuốc nhuận trường tạo khối phân như psyllium (Fiberall, Metamucil, v.v.) làm mềm phân giúp dễ đi tiêu hơn. Tuy nhiên ăn quá nhiều chất xơ có thể gây sình bụng đầy hơi, do đó chỉ nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn từ từ.

+  Uống nước đầy đủ: Nên uống nước đầy đủ để phòng chống táo bón. Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 3 lít nước. Nếu nước tiểu trong hoặc hơi vàng nhẹ là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước.

+  Vận động đều đặn: Mỗi ngày bỏ ra từ 30 phút để tập luyện hoặc đi bộ sẽ giúp tăng nhu động ruột, giúp máu huyết lưu thông đầy đủ và mau lành vết nứt hậu môn.

+  Ngâm hậu môn: Ngâm hậu môn với nước ấm trong 15 đến 30 phút, mỗi ngày từ 2-3 lần, nhất là sau khi đi tiêu, sẽ giúp giảm đau và ngứa.

+  Tránh rặn khi đi tiêu: Rặn sẽ tăng áp lực, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới.

+ Vết nứt hậu môn đã lành: Đối với trẻ em, sự can thiệp cần thiết duy nhất là thay tã thường xuyên và giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ. Hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa Nhi về cách phòng chống táo bón và bảo đảm việc đi tiêu đều đặn để tránh cho bé không phải rặn khi đi tiêu.

Phẫu thuật

Nếu bạn bị nứt hậu môn mãn tính và không tự lành, có thể phải cần sử dụng đến phẫu thuật. Phẫu thuật cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau, giúp mau lành vết nứt. Phẫu thuật còn có thể bao gồm cắt bỏ cả vết nứt lẫn những mô sợi xơ chung quanh.

Phẫu thuật cắt cơ vòng hậu môn trong để điều trị nứt hậu môn

Đối với người lớn, phẫu thuật thường được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Trẻ em sau phẫu thuật có thể cần phải nằm lại qua đêm trong bệnh viện. Việc cắt cơ vòng hậu môn hiếm khi gây biến chứng đi tiêu không kiểm soát.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Sau khi đã dùng thêm chất xơ, uống thêm nhiều nước, tập luyện thường xuyên, uống thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận trường mà vẫn không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên dùng những biện pháp không phẫu thuật sau đây:

– Viên đặt hậu môn: Bác sĩ có thể kê đơn viên đặt hậu môn trực tràng Healit RECTAN với thành phần Copolymer of 2-hydroxyethylmethacrylate và tá dược Witepsol W25.

Healit RECTAN mang lại nhiều đặc tính:

  • Thu hồi gốc tự do.
  • Tạo màng ngăn cách môi trường trong và ngoài vết thương.
  • Ổn định pH vết thương.
  • Bám dính tốt vào vết thương tại vị trí hậu môn trực tràng.

Do đó sản phẩm sẽ giúp giảm đau, giảm chảy máu, giảm thời gian liền vết nứt kẽ và hỗ trợ khả năng đại tiện.

Healit RECTAN – Lựa chọn tối ưu cho Trĩ cấp và Nứt kẽ hậu môn

Để sản phẩm được phát huy tác dụng tốt nhất, phụ huynh có thể tìm hiểu về cách sử dụng viên đặt hậu môn cho trẻ đúng cách. Dùng sai cách không chỉ ảnh hưởng đến tác dụng điều trị mà có thể khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy ở hậu môn.

Bước 1: Lau sạch vùng hậu môn của trẻ, sau đó bạn nên rửa sạch tay trước khi tiến hành đặt (tốt nhất nên đặt buổi tối trước khi ngủ để hạn chế vận động).

Bước 2:  Nhúng viên đạn qua nước để giảm độ căng tức, giúp việc đặt được dễ dàng hơn.

Bước 3: Đặt trẻ nằm nghiêng, co đầu gối vào bụng hoặc ngồi xổm.

Bước 4: Xé vỏ, sau đó đưa viên nhẹ nhàng vào hậu môn trẻ (nên chú ý đưa đầu nhọn của viên vào trước).

Bước 5: Đẩy vào sâu 1 – 1.5cm (khoảng cách này sẽ đảm bảo sản phẩm không bị đẩy ra ngoài khi trẻ cử động).

DS. Tiến Dũng


1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share
Tags:

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153