Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Cẩm nang dành cho người bị loét bàn chân tiểu đường

Loét bàn chân (Malum Perforans Pedis) là một biến chứng mạn tính thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường, không gây đau, vết loét sạch, có nguyên nhân do mạch máu, thần kinh và rối loạn trao đổi chất.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

  • BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
  • Tiểu đường loại I (chiếm 10% bệnh tiểu đường)
  • Tiểu đường loại II (chiếm 90% bệnh tiểu đường)
  • SINH LÝ BỆNH LOÉT BÀN CHÂN DO TIỂU ĐƯỜNG
  • TỶ LỆ MẮC BỆNH – MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA BỆNH
  • ĐẶC ĐIỂM VẾT LOÉT
  • Chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường
  • Lời khuyên và cách phòng tránh

Loét bàn chân đái tháo đường thường xảy ra ở dưới đầu xương của ngón chân thứ 2 hoặc thứ 3 hoặc trên bất kỳ điểm tì đè nào ở mu bàn chân. Các vết thương này dần bị biến chứng phức tạp do nhiễm trùng, áp xe hoặc viêm xương và thường dẫn đến đoạn chi nếu không điều trị kịp thời. Tỉ lệ đoạn chi do loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường khá cao, khoảng 25% và không có dấu hiệu cải thiện trong vài năm trở lại đây.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường là tình trạng tăng đường huyết lúc đói hoặc/và đường huyết sau ăn. Nhiều báo cáo dịch tễ cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành trung bình là 10%, tỉ lệ này có xu hướng cao hơn ở những nước phát triển.

Tiểu đường loại I (chiếm 10% bệnh tiểu đường)

Đây là hình thức bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi sự biến mất hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn khả năng bài tiết insulin của tuyến tụy. Sự thiếu hụt insulin gây ra triệu chứng tăng đường huyết nghiêm trọng và sẽ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị bằng cách tiêm insulin thường xuyên.

Tiểu đường loại II (chiếm 90% bệnh tiểu đường)

Bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi sự kháng insulin, thường đi kèm với béo phì. Điều trị insulin không cần thiết khi chế độ ăn được kiểm soát và sử dụng hiệu quả thuốc giảm glucose như metformin.

Ở cả hai loại bệnh tiểu đường, tăng đường huyết mãn tính là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng lâu dài có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc dẫn đến tử vong.

SINH LÝ BỆNH LOÉT BÀN CHÂN DO TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, trong đó có biến chứng ở bàn chân. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi, tàn phế của bệnh nhân tiểu đường.

Nếu bệnh nhân không chăm sóc cẩn thận bàn chân của mình, vết loét có thể phát triển một cách nhanh chóng. Do bệnh lý thần kinh tự chủ ở bệnh nhân tiểu đường làm giảm khả năng bài tiết mồ hôi gây khô da, nứt nẻ và dễ dẫn đến nhiễm trùng. Mất cảm giác và sự biến đổi trong cấu trúc của bàn chân góp phần hình thành các vết loét tại các điểm chịu áp lực tì đè mạnh.

TỶ LỆ MẮC BỆNH – MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA BỆNH

Khoảng 15% bệnh nhân đái tháo đường cho hay đã có một vết thương trên chân của mình. Nguy cơ đoạn chi của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cao hơn 15-20 lần so với dân số bình thường.

Từ 5% đến 10% số người mắc bệnh tiểu đường sẽ phải trải qua một phẫu thuật đoạn chi. Trong đó, 30% đến 50% các trường hợp có nguy cơ đoạn chi đối bên trong vòng 5 năm. Tỷ lệ tử vong là 50% trong vòng 5 năm sau khi phẫu thuật đoạn chi.

ĐẶC ĐIỂM VẾT LOÉT

Vết loét có dạng của một vết thương với bờ vết thương rõ ràng. Nguy cơ lớn nhất là nhiễm trùng. Bệnh nhân cảm giác kém với cơn đau nên có nguy cơ không nhận biết được nhiễm trùng đang tiến triển. Loét bàn chân thường dẫn đến nhiễm trùng với những hậu quả lâu dài.


Biểu hiện bệnh lý bàn chân đái tháo đường

Ngay cả trong trường hợp không có nhiễm trùng vẫn có thể hình thành hoại tử “khô”, là do máu không được cung cấp đầy đủ đến các mô dẫn đến các mô bị ảnh hưởng và chết từ từ. Trong trường hợp bị tắc nghẽn động mạch, nguy cơ bị đoạn chi là rất cao.

Chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường

Điều trị lành thương cho vết thương bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là một quá trình phức tạp do sự suy giảm hoạt động của các mạch máu và các biến chứng thay đổi chuyển hóa khác ở bệnh tiểu đường.

Các phương thức chăm sóc gồm làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý trước khi dùng các sản phẩm sử dụng trực tiếp trên vết loét  và các biện pháp phòng ngừa để ổn định áp lực lên bàn chân. Sự lựa chọn băng gạc sẽ phụ thuộc vào mức độ tiết dịch và tình trạng nhiễm trùng.

  • Nên tránh sử dụng băng bị hầm bí
  • Nếu vết thương bị nhiễm trùng nên sử dụng các sản phẩm có tính sát khuẩn cao và không gây độc với các mô hạt. Hiện nay các dòng sản phẩm gel điện hóa, nước điện hóa được khuyến cáo sử dụng vì khả năng sát khuẩn nhanh, mạnh, không độc với mô mới đồng thời còn có tác dụng phòng chống màng sinh học (Biofilm). Một sản phẩm điển hình là Resanfin sản xuất tại Séc. Sau giai đoạn điều trị nhiễm trùng, Resanfin tiếp tục cung cấp độ ẩm để đẩy nhanh liền thương.


Resanfin Aqua – sản phẩm chuyên biệt cho vết thương mạn tính

Nếu vết thương không bị nhiễm trùng, có thể sử dụng băng gạc đảm bảo lành thương trong môi trường ẩm để đẩy nhanh tiến trình lành thương. Môi trường ẩm là vô cùng quan trọng cho quá trình liền vết thương. Duy trì độ ẩm sinh lý tại vết thương được tất cả các tổ chức chăm sóc vết thương trên thế giới khuyến cáo. Hiện có nhiều sản phẩm trên thị trường có khả năng duy trì độ ẩm, trong đó Healit là một sản phẩm được sử dụng nhiều do có thêm tác dụng thu hồi gốc tự do, tác nhân thường gặp trong vết loét mãn tính khiến vết thương khó lành.

Healit – Lựa chọn đầu tay cho vết thương hở

  • Băng nên được thay thường xuyên và vết thương phải được theo dõi chặt chẽ: Nếu sử dụng băng gạc có bạc, nên thay băng từ 1-3 ngày/ một lần tùy vào mức độ dịch tiết và tình trạng của vết thương:
  • Cắt lọc.

Đường huyết của bệnh nhân phải được theo dõi kĩ và có các biện pháp để đạt được đường huyết tối ưu, nhằm ngăn chặn việc tăng đường huyết kéo dài sẽ cản trở lành vết thương.

Lời khuyên và cách phòng tránh

  • Chăm sóc và chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở chân là điều cần thiết ở tất cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
  • Các nhân viên y tế nên thường xuyên kiểm tra cảm giác của bàn chân (cảm giác lạnh, nóng, phản ứng với vật thể lạ, phản xạ…). Mất cảm giác là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành vết loét ở chân.
  • Bệnh nhân nên tránh đi bộ chân trần và vệ sinh cẩn thận bàn chân.

Nếu phát hiện các vết loét mới, nên sử dụng các phương pháp tích cực kết hợp sản phẩm điều trị vết thương tiên tiến để xử lý nhanh chóng và ngăn không cho bệnh loét bàn chân tiến triển nặng hơn. Chi phí phẫu thuật đoạn chi và gánh nặng về kinh tế, gia đình, xã hội của người bị đoạn chi rất lớn so với chi phí điều trị vết loét bằng các biện pháp hiện đại.

DS. Sóng


1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share
Tags:

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153