Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Đề phòng những nguy hiểm từ kiến ba khoang

Theo thông tin từ Bộ Y Tế, kiến ba khoang không chủ động đốt người, không truyền bệnh. Tuy nhiên, trước những nguy hiểm từ độc tố trong cơ thể của loại côn trùng này, khi mùa mưa tới, người dân cần nâng cao cảnh giác, hạn chế cho kiến ba khoang bay vào nhà.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

Kiến ba khoang trông như thế nào

Kiến ba khoang là loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2-3 mm), có hai màu đỏ và đen, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…

Loại bọ này không đốt hay cắn nhưng trong dịch cơ thể của bọ lại có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy và kiến trên đồng ruộng.

Khi bị kiến ba khoang bám trên da, không nên dùng tay giết kiến mà chỉ nên thổi đi.

Độc tố của kiến ba khoang

Cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố pederin, có độc tính mạnh gấp hàng chục lần so với nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Tuy nhiên, ngay cả khi kiến không đốt người thì chất độc trong cơ thể kiến giải phóng ra khi bị tác động, chà xát hoặc bị giết vẫn có thể làm tổn thương da người ở mức độ nghiêm trọng. Chất độc từ kiến ba khoang gây nên sự phồng rộp khó chịu, nặng hơn có thể mưng mủ, loét, phù nề, gây sốt, thậm chí hoại tử.


Độc tính trong cơ thể kiến ba khoang gấp 15 lần nọc rắn hổ mang

Biểu hiện lâm sàng khi bị kiến ba khoang cắn

Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành đám, thành vệt, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở trên cơ thể như: mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay.

Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu chúng ta ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp. Người bị đốt có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể gây ra sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.

Tiến triển của bệnh sau khi bị kiến ba khoang cắn

  • Sau khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh có cảm giác râm ran.
  • Trong vòng 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
  • 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.
  • Sau 3 ngày, thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.
  • Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.

Nhận biết vết phỏng do kiến ba khoang cắn

Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt rất giống bệnh Zona. Bệnh zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.

Cao điểm mùa sinh sản của kiến ba khoang là vào tháng 9, tháng 10 nhưng từ đầu mùa mưa, tại nhiều thành phố lớn, đặc biệt là các khu dân cư, các chung cư, kiến ba khoang theo ánh sáng bay vào nhà và gây nên những ổ dịch.

Phòng chống kiến ba khoang

Để phòng chống kiến ba khoang gây hại cho cơ thể con người, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Sau khi mưa xuống, hạn chế bật đèn sáng, đóng các cửa sổ trong nhà để tránh thu hút kiến ba khoang. Nếu có thể thì nên bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang từ trong nhà ra ngoài nhà. Đặc biệt là nên sử dụng rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí.
  • Trước khi đi ngủ, giũ sạch chăn, chiếu, buông màn để kiến ba khoang không bay vào. Cần chú ý khăn rửa mặt, quần áo… phòng nguy cơ kiến ba khoang trú ngụ.
  • Không dùng tay trần để bắt, giết kiến ba khoang. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót, không nên tiếp xúc trực tiếp. Bắt kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người.

Biện pháp xử trí

Khi dính phải nọc độc của kiến ba khoang, cần nhanh chóng lấy nước rửa sạch chỗ tiếp xúc, hạn chế tổn thương lây lan. Tùy mức độ nặng nhẹ mà điều trị bằng cách khác nhau.

Trường hợp nhẹ có thể điều trị với các dung dịch làm dịu da, sát khuẩn bằng gel, dung dịch màu. Các sản phẩm mang tính kháng viêm từ thiên nhiên được ưa dùng vì ít tác dụng phụ và kích ứng. Một ví dụ điển hình là After–sting Gel chứa chiết xuất từ cây nhũ hương Ấn Độ, trong đó có dạng hoạt chất là acid 3-O-acetyl-11-keto-beta-boswellic (gọi tắt là AKBA) giúp kháng viêm mạnh mẽ, giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí côn trùng cắn, đồng thời giảm các kích ứng của cơ thể với tác nhân bên ngoài.

Vết thương có biến chứng nhiễm trùng nặng, mưng mủ áp-xe hay hoại tử nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc, xử lý đúng cách. Người bệnh được chỉ định uống kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc dùng corticosteroid mạnh. Thông thường, vết thương sẽ ổn định sau 5 đến 7 ngày.

DS. Sóng


1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share
Tags:

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153