Nội dung bài viết [Ẩn ]
Những côn trùng không độc thường chỉ có cảm giác ngứa, khó chịu, phần da bị đốt tấy đỏ… Nếu chúng ta gãi, làm xước vùng da đó, thì có thể tạo nên vết thương hở, dễ bội nhiễm và lâu lành.
Với những loài côn trùng gây độc, vết đốt có cảm giác như bị chích, đau đớn, tấy đỏ và sưng. Nghiêm trọng hơn ở một số cơ địa dị ứng thì sẽ có những biểu hiện trầm trọng như: phát ban toàn thân, khó thở, phù nề hay sốc phản vệ… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Côn trùng cắn
Lấy chúng ra: Với những côn trùng có ngòi (như ong) các bạn cần lấy ngòi ra khỏi vết đốt trước (dùng móng tay, kim, nhíp). Còn với những con có răng, nếu răng của chúng vẫn còn bấu vào da thịt thì có thể gây nhiễm trùng hay các biến chứng khác. Vì thế, ta nên kéo côn trùng nhẹ nhàng, dần dân ra khỏi vết cắn để chúng không bị kẹt răng lại.
Dùng nhíp rút ngòi của côn trùng ra khỏi vết đốt
Khi bị đốt, các bạn không nên gãi hay chà xát vì nó có thể làm phát tán độc tố hay làm cho vết đốt bị xước và nhiễm khuẩn.
Sát trùng vết cắn:Vết cắn nên được rửa dưới vòi rửa hay vòi xịt để loại bớt vi khuẩn và mô chết. Có thể rửa vết thương bằng xà phòng hay các thuốc sát trùng khác.
Rửa tay dưới vòi nước và sát trùng vết cắn
Giảm sưng, đau, ngứa: chườm đá lên vết côn trùng cắn sưng tấy khoảng 10 phút, cách làm này không chỉ thấy bớt ngứa mà còn không bị sưng đỏ da. Bôi thuốc có khả năng giảm ngứa như histamin hay các chiết xuất từ thực vật.
Chườm đá lên vết côn trùng cắn
After-Sting Gel là gel bôi trị côn trùng cắn được chiết xuất từ cây Boswellia, là loại dược liệu được dùng hàng trăm năm trong nền y học Ayurveda của Ấn Độ. Dịch chiết Boswellia Serracta Gum chứa nhiều thành phần. Trong đó hoạt chất chính có khả năng giảm đau, kháng viêm mạnh nhất là acid 3-O-acetyl-11-keto-beta-boswellic acid (gọi tắt là AKBA). Kết hợp cùng với rất nhiều thành phần có ích khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế, tinh dầu tranh, sả tranh, húng quế,…
Sản phẩm After-Sting gel
After-Sting gel có tác dụng:
- Làm giảm các phản ứng viêm, dị ứng của cơ thể khi bị côn trùng cắn.
- Giảm ngứa, dịu mát phần da bị kích thích, mẩn ngứa, sưng, bỏng rát do muỗi đốt hay côn trùng cắn, hoặc do chạm vào lá han.
- Các thành phần khác có trong gel hỗ trợ kháng viêm, chống viêm và làm mát một cách nhẹ nhàng, êm dịu.
Trong một số trường hợp, côn trùng cắn còn có thể gây dị ứng toàn thân, co thắt phế quản, sốt hoặc sốc phản vệ. Những bệnh nhân này cần được điều trị tại bệnh viện, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, sau 6 giờ, nguy cơ nhiễm khuẩn và biến chứng rất cao. Vì thế, các trường hợp này cần được đưa đi cấp cứu sớm nhất có thể.
DS. Đặng Hạnh
Bình luận
Viết bình luận