Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Đừng chủ quan khi bị côn trùng đốt !

Khi tiết trời trong tình trạng nồm ẩm, nắng nóng, chúng ta rất dễ phải đối mặt với việc bị côn trùng đốt. Trong nhiều trường hợp, côn trùng đốt có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề, co thắt phế quản, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ, đe dọa tính mạng.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

Một số loại côn trùng đốt

Một số loại côn trùng đốt

Hậu quả của côn trùng đốt 

Trên những người có cơ địa không dị ứng, một vết côn trùng cắn chỉ gây phản ứng tại chỗ như sưng, mẩn ngứa, sẽ tự hết sau vài giờ hoặc 1-2 ngày. Tuy nhiên, với những người có cơ địa dị ứng, một vết côn trùng cắn cũng có thể kích thích đáp ứng miễn dịch toàn cơ thể gây nổi mề đay, sưng phù nề hoặc thậm chí là gây sốc phản vệ (biều hiện: tức ngực, mặt hay miệng sưng, khó nuốt, khó thở hay thở khò khè, đau bụng, nôn, choáng váng hoặc ngất xỉu …)


Những vết côn trùng cắn thông thường

Những vết côn trùng cắn thông thường

Ở một số người sau khi bị côn trùng đốt, nếu không được bôi đúng thuốc và kịp thời có thể gây nên những tác hại trên da như:
•    Nhiễm trùng do gãi: Khi côn trùng cắn, chúng sẽ phóng ra nọc độc là một vật thể lạ xâm nhập vào máu. Cơ thể đáp ứng lại bằng cách tạo ra chất gây ngứa (Histamin). Khi bệnh nhân gãi sẽ làm cho da bị tổn thương (trầy xước, rách, nứt da). Vùng da đó rất dễ nhiễm trùng gây lở loét và khó lành.
•    Sẩn ngứa: Đối với một số người có cơ địa dị ứng, bị côn trùng cắn nhiều lần, cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng mạnh hơn gây ra ngứa nhiều. Ngứa có thể phát triển toàn thân và lâu dài dẫn tới sẩn ngứa.
•    Chàm hóa: Da có biểu hiện viêm đỏ và xuất hiện các mụn nước li ti, ngứa nhiều. Bệnh nhân gãi lâu ngày khiến vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các vết nứt nên việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.


Sẩn ngứa, chàm hóa do côn trùng cắn

Sẩn ngứa, chàm hóa do côn trùng cắn

•    Sẹo, vết thâm: Ở những người có cơ địa tăng sinh mô sợi dẫn tới hình thành sẹo lồi; hoặc xuất hiện các vết thâm do hiện tượng tăng sắc tố sau viêm.

Xử lý vết côn trùng đốt

Trước tiên chúng ta phải tránh gãi, gãi sẽ làm độc tố phát tán rộng, cũng như làm da bị chấn thương trầy xước. Trường hợp sưng đỏ và ngứa khu trú tại vết côn trùng đốt thì rửa sạch sau đó bôi thuốc trị côn trùng cắn có tác dụng chống ngứa và kháng viêm. Nếu tổn thương vẫn kéo dài nhiều ngày sau khi bôi thuốc thì bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để chữa trị kịp thời nhằm tránh tổn hại cho da.
Một số người có phản ứng đe dọa tính mạng (sốc phản vệ). Các triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: tức ngực, mặt hay miệng sưng, khó nuốt, khó thở hay thở khò khè, đau bụng, nôn, choáng váng hoặc ngất xỉu …Tình trạng này có thể xảy ra rất nhanh và dẫn đến tử vong vì vậy khi đó phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.


DS. Đặng Hạnh
 


1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Share

Tin liên quan

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
Hỏi đáp chuyên gia

1900.2153