Nội dung bài viết [Ẩn ]
Dù là loại vết thương nào, việc xử lý vết thương cũng rất quan trọng trong việc giúp vết thương mau liền, giảm đau đớn, hạn chế sẹo và không gây biến chứng.
Trên thế giới đặc biệt ở các quốc gia tiên tiến, có nhiều nghiên cứu về việc cải thiện quá trình lành thương, từ đó cho ra đời những phương pháp điều trị mới và các sản phẩm y tế hiện đại được sử dụng trong chăm sóc vết thương.
Ở Việt Nam, quá trình phát triển về kinh tế và hội nhập giúp người dân và nhân viên y tế được tiếp cận nhiều hơn đến các phương pháp và sản phẩm tiên tiến trên thế giới, mang lại nhiều cải thiện trong quá trình chăm sóc vết thương, giúp chất lượng điều trị được tăng lên đáng kể.
Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình lành thương cũng như những yếu tố quan trọng nhất tác động lên quá trình này.
Da là cơ quan lớn nhất phân chia môi trường bên trong và bên ngoài của cơ thể, có chức năng bảo vệ, miễn dịch, kiểm soát nhiệt độ, gây tê, chuyển hóa và truyền thông tin.
Da được chia thành ba lớp chính: biểu bì (hay thượng bì), trung bì và hạ bì. Các phần phụ khác như tóc, móng và các tuyến (tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn) cũng được tìm thấy trong da.
• Lớp biểu bì: bao gồm nhiều lớp tế bào dày khoảng 0,1 - 0,3 mm. Từ ngoài vào trong, các lớp này được gọi là lớp sừng (hay stratum corneum), lớp hạt, lớp tế bào gai và lớp nền (lớp đáy).
Lớp tế bào nền: được tạo thành từ những tế bào hình trụ (tế bào nền). Các tế bào nền phân chia liên tục và “các tế bào con” di chuyển theo hướng bề mặt để hình thành lớp tế bào gai. Các tế bào lớp gai nối với nhau bằng các cầu nối gọi là desmosome. Những tế bào này được phân cách bởi một khoảng rất hẹp và các tế bào bạch huyết giàu chất dinh dưỡng chảy tự do trong đó. Lớp tế bào gai là những lớp tế bào dày nhất trong biểu bì. Trên lớp tế bào gai, có hai đến ba lớp tế bào hạt. Các tế bào dạng hạt được đặt tên theo các hạt keratohyalin mà chúng chứa, mang lại cho lớp này một bề mặt “hạt”. Các tế bào ở lớp sừng ngoài cùng thay đổi theo một số cách khác nhau. Lớp sừng tiếp xúc trực tiếp với mỹ phẩm và phản ánh tình trạng da rõ nhất.
Ngoài các tế bào hóa sừng (keratinocyte), lớp biểu bì còn chứa tế bào biểu bì tạo hắc tố sản xuất ra sắc tố melanin. Tế bào biểu bì tạo hắc tố nằm rải rác giữa các tế bào nền ở lớp đáy. Biểu bì cũng chứa tế bào Langerhans với chức năng đáp ứng miễn dịch như một cơ chế chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài.
• Lớp trung bì: bao gồm các mô liên kết dưới biểu bì. Bề mặt lớp trung bì tiếp xúc với biểu bì, các vùng mà biểu bì nhô ra phía dưới lớp trung bì được gọi là biểu bì nhú. Các vùng của lớp trung bì gần phần nhô ra của biểu bì được gọi là trung bì nhú, và lớp trung bì xa hơn được gọi là trung bì lưới. Không giống như tế bào biểu bì, nhiều tế bào trung bì không liên kết chặt chẽ với nhau, và có nhiều khoảng trống ngoại bào. Phần này có cấu trúc mạng lưới đại phân tử được gọi là khuôn ngoại bào. Lớp trung bì cũng chứa các tế bào mast, tạo ra histamin và serotonin có nhiệm vụ đáp ứng dị ứng ngay lập tức. Các protein dạng sợi bao gồm collagen và elastin. Collagen là protein chính của khuôn ngoại bào và duy trì hình dạng của các mô. Sợi elastin được kết nối với nhau, tạo thành liên kết chéo để duy trì tính đàn hồi của mô. Kết quả là, lớp trung bì đóng một vai trò to lớn trong tính đàn hồi và độ căng của da. Lớp trung bì cũng chứa mạch máu, dây thần kinh, lông, sợi cơ lông, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn.
• Lớp hạ bì: chứa nhiều tế bào mỡ bên trong và giữa các mô liên kết. Vai trò của lớp hạ bì là điều chỉnh nhiệt độ. Lớp mỡ hạ bì phát triển tốt hơn ở nữ giới so với nam giới và ở trẻ em tốt hơn ở người lớn.
Là tổn thương làm phá vỡ cấu trúc và chức năng giải phẫu thông thường của lớp biểu bì của da, mô dưới da gây tổn thương cho các cấu trúc khác như gân, cơ, mạch máu, dây thần kinh, nhu mô và xương.
Sự liền vết thương là một quá trình phục hồi cơ bản trong bệnh lý ngoại khoa, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, tính chất thương tổn, sức chống đỡ của cơ thể và cách xử trí. Diễn biến của vết thương trải qua 4 giai đoạn cơ bản:
• Giai đoạn đông máu
Do tác động của ngoại vật, vết thương chảy máu và quá trình đông máu bắt đầu sau đó ngay lập tức, nó có tác dụng kích thích sự hoạt hóa của tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác. Từ đó, các yếu tố này tác động lên các mao mạch nhỏ, hình thành lên các cục máu đông có tác dụng ngăn chặn sự chảy máu của vết thương. Khi vết thương quá sâu hoặc chạm vào các mạch máu lớn, các yếu tố đông máu này không kịp hình thành các cục máu đông ngăn quá trình chảy máu vì máu chảy nhanh và nhiều. Vì vậy, cần áp dụng các cách ngăn sự chảy máu từ bên ngoài như băng gạc, ga rô.
• Giai đoạn viêm
Giai đoạn này diễn ra do có sự can thiệp của bạch cầu đa nhân trung tính có nhiệm vụ dọn dẹp những vật thể lạ xâm nhập vào vết thương bằng hiện tượng thực bào, quá trình diễn ra trong vòng 24 - 48h. Sau đó những đại thực bào do bạch cầu đơn nhân biệt hóa thành sẽ thay thế cho bạch cầu đa nhân trung tính ở trên vừa có tác dụng loại bỏ những vật ngoại lai còn lại, vừa có tác dụng thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng (một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình liền vết thương).
Khi cơ thể có dấu hiệu suy giảm hệ thống miễn dịch làm số lượng đại thực bào bị suy giảm, từ đó suy yếu quá trình loại bỏ vật thể lạ cũng như làm chậm quá trình lành vết thương.
• Giai đoạn tăng sinh
Sau giai đoạn đông máu và giai đoạn viêm thì giai đoạn tăng sinh bắt đầu diễn ra (thường ở ngày thứ 2 sau khi bị thương).
o Tăng sinh nguyên bào sợi: quá trình này diễn ra khi những nguyên bào sợi ở những vùng xung quanh di chuyển tới vết thương, những nguyên bào sợi này tăng sinh, kết hợp với collagen, proteoglycan, glycosamin sẽ hình thành chất nền mô liên kết của tế bào hạt. Thời kỳ này đại thực bào giảm số lượng nhanh chóng và thay thế vào đó là nguyên bào sợi, thường diễn ra trong vòng 7 - 14 ngày sau khi bị thương.
o Hình thành mô liên kết: trong quá trình tăng sinh, nguyên bào sợi kết hợp với collagen hình thành chất nền mô liên kết, thúc đẩy quá trình hình thành cấu trúc mô khi bị tổn thương và tạo ra độ bền vững cho vết thương. Bên cạnh đó collagen còn thúc đẩy quá trình hình thành chất nền mô liên kết trung bì giúp cho cytokin và các yếu tố tăng trưởng hoạt động.
o Hình thành mao mạch: vết thương muốn lành nhanh cần có dinh dưỡng từ máu thông qua hệ thống mao mạch. Từ hoạt động của các đại thực bào và nguyên bào sợi giúp kích thích hình thành các tế bào nội mô và các mầm mao mạch, tạo ra hệ thống mao mạch mới nuôi dưỡng vết thương.
o Tăng sinh biểu mô: quá trình tăng sinh biểu mô được xem là quá trình then chốt của quá trình lành vết thương. Với vết thương nhỏ, quá trình tăng sinh biểu mô diễn ra nhanh hơn và vết thương sẽ lành nhanh hơn. Vết thương lớn, quá trình tăng sinh biểu mô khó khăn đôi khi phải nhờ vào phẫu thuật cấy ghép để vết thương lành nhanh hơn.
o Liền vết thương: đặc trưng của giai đoạn này là các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng, hạn chế sẹo.
• Giai đoạn sửa chữa
o Giai đoạn này bắt đầu ngay khi quá trình liền vết thương diễn ra. Đây là giai đoạn giúp khôi phục lại tính toàn vẹn và chức năng của mô. Nó không những giúp vết thương liền nhanh hơn, bền vững hơn mà còn quyết định tới hình dạng vết thương sau quá trình lành hoàn thiện.
o Nếu giai đoạn này diễn ra nhanh và mạnh có thể làm vết thương hình thành sẹo lồi và ngược lại.
Trên đây là các giai đoạn của quá trình liền vết thương, như vậy cơ thể có cơ chế tự liền vết thương và không cần can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên có những tổn thương nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, hoặc một số tổn thương mãn tính ở người mắc bệnh tiểu đường, người bị loét do nằm lâu một chỗ, ở người già đều khó có thể tự lành nếu không được can thiệp.
Dựa trên thời gian lành thương và tính chất của vết thương mà ta có thể phân làm 2 loại vết thương:
• Vết thương cấp tính
Là vết thương do chấn thương, do phẫu thuật. Chăm sóc vết thương cấp tính với môi trường tốt thì khả năng lành vết thương sau 4 - 14 ngày. Vết thương cấp tính thường nhiễm khuẩn, chảy máu. Vết thương nứt nẻ, vết thương hở, rò sẽ có nguy cơ chậm lành vết thương hơn.
• Vết thương mạn tính
Là vết thương chậm liền, khó liền hoặc không thể liền được. Việc xử trí các vết thương mạn tính rất khó khăn, đôi khi vết thương không liền được, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
o Những vết thương mạn tính không tiến triển qua các giai đoạn bình thường của việc chữa lành thương và chúng không được sửa chữa một cách có trật tự và kịp thời.
o Quá trình lành thương không đầy đủ và bị xáo trộn bởi các yếu tố khác nhau, kéo dài qua một hoặc nhiều giai đoạn trong các giai đoạn cầm máu, viêm, tăng sinh hoặc tu sửa. Những yếu tố này bao gồm nhiễm trùng, tình trạng thiếu oxy mô, hoại tử, tiết dịch và mức độ dư thừa của các cytokine gây viêm.
o Tình trạng viêm liên tục trong vết thương tạo ra một loạt các phản ứng mô cùng nhau duy trì trạng thái không hồi phục. Vì các vết thương mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả bệnh tự nhiên, áp lực, suy động mạch và tĩnh mạch, bỏng và viêm mạch phổi.
Qua nhiều thế kỷ quan sát và nghiên cứu, khoa học ngày nay nhận thấy có rất nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong cơ thể tác động lên quá trình liền thương, từ đó, khái niệm chăm sóc toàn diện ra đời với mục đích tối ưu hóa tất cả các giai đoạn liền thương. Có thể kể đến các yếu tố như dị vật, tình trạng nhiễm trùng, dinh dưỡng, tuổi tác, các bệnh mãn tính, ung thư, béo phì…
Các dị vật sẽ làm chậm quá trình lành thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập khiến vết thương lâu lành thậm chí còn có thể bị nặng hơn.
Nhiễm trùng hay xảy ra đối với các vết thương có chứa các vật lạ hay mô hoại tử. Khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra thì khi đó quá trình lành vết thương bị kéo dài hơn. Điều này rất hay gặp đối với các vết loét tì và loét ở chân.
Thông thường người trên 60 tuổi có nguy cơ chậm liền vết thương cao hơn. Nghiên cứu cho thấy người cao tuổi chậm phục hồi hơn so với người trẻ, do tuần hoàn của người già chậm, làm hạn chế quá trình cung cấp oxy cho vết thương và hoạt động của các nguyên bào sợi, đồng thời quá trình tổng hợp collagen cũng giảm theo. Vì vậy mà sự phân hóa và tái xây dựng tế bào của người già sẽ chậm hơn.
Những người hay vận động thông thường sẽ có đầy đủ oxy, dinh dưỡng nuôi vết thương hơn những người kém vận động hay những người bị liệt nửa người, toàn thân. Chính yếu tố này góp phần không nhỏ vào quá trình lành thương.
Có rất nhiều bệnh ảnh hưởng tới quá trình liền thương như: Tiểu đường, ung thư, bệnh giảm tuần hoàn, suy giảm hệ thống miễn dịch, ure máu cao,…
Đối với các trường hợp bệnh lý như tiểu đường thì quá trình lành vết thương có thể diễn ra chậm hơn do nồng độ đường trong máu cao làm các động mạch bị xơ vữa gây hẹp các mạch máu dẫn tới việc lưu lượng máu lưu thông bị giảm, oxy đến vết thương cũng bị giảm theo. Từ đó làm giảm sự vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các mô, làm giảm hiệu quả của các tế bào bạch cầu gây quá trình lành thương diễn ra chậm hơn.
Các yếu tố như béo phì, hút thuốc, stress,… cũng góp phần không nhỏ trong quá trình lành thương.
Ngoài những yếu tố kể trên, có hai yếu tố đã được nghiên cứu đầy đủ và thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình liền thương đó là Độ ẩm và Gốc tự do. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hai yếu tố này.
Gốc tự do (ROS) là một thuật ngữ bao gồm nhóm các phân tử không ổn định, chưa ghép cặp với các electron.
ROS hoạt động mạnh, liên tục tấn công các phân tử gần nó và lấy các electron của chúng và tạo ra các ROS mới.
• ROS (superoxide) được sản xuất bởi các tế bào bạch cầu trung tính và đại thực bào, được kích hoạt bởi các enzyme giải phóng ra từ các mô bị tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn.
• Các tế bào trong sinh vật hiếu khí liên tục tạo ra ROS trong quá trình trao đổi chất bình thường, và chúng được sản xuất ra nhiều hơn trong điều kiện bệnh lý đồng thời gây phá hủy các tế bào lành xung quanh. Trong quá trình điều trị vết thương, vai trò sinh lý và các cơ chế phân tử của các phản ứng liên quan đến ROS đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng tại nhiều quốc gia và bệnh viện lớn trên toàn thế giới.
• Trong giai đoạn viêm, bạch cầu trung tính và đại thực bào di chuyển đến nơi tổn thương và bắt đầu tiết ra một lượng lớn ROS cùng với các cytokine pro-inflammatory và các enzyme proteolytic như là Matrix metalloproteinase (MMP). ROS trực tiếp tấn công vào các vi khuẩn và các mảnh vỡ tế bào, do nồng độ ROS tăng cao quá mức sinh lý nên ngay cả các mô và tế bào lành cũng bị tấn công và phá hủy.
• Thông qua Redox signals (H2O2): tăng sản xuất các yếu tố tăng trưởng, tế bào miễn dịch, tăng sinh mạch, tái tạo biểu mô, từ đó hỗ̃ trợ tế bào biểu bì tăng sinh và di chuyển.
o Nồng độ H2O2 là tín hiệu để sản xuất yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), yếu tố tăng trưởng sinh mạch chủ chốt trong keratinocyte, và kết quả là tăng sinh mạch tại vết thương.
o ROS cũng tham gia vào việc tái tạo biểu mô. H2O2 kích hoạt các thụ thể cho yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) và yếu tố tăng trưởng keratinocyte (KGF), dẫn tới sản xuất TGFα trong nguyên bào sợi Fibroblast. Như vậy, H2O2 có thể hỗ trợ gia tăng các tế bào biểu bì và sự biểu mô hóa vết thương.
• Nồng độ sinh lý của ROS rất thấp, khi bị sản xuất quá mức sẽ gây ra sự mất cân bằng oxi hóa:
o Superoxide phá hủy mô lành và các mô mới tạo thành.
o Nồng độ cao H2O2 bất hoạt các tế bào miễn dịch, giảm hình thành mạch, kéo dài giai đoạn viêm, trì hoãn các giai đoạn tiếp theo.
o Mất cân bằng oxy hóa ở vết thương mạn tính: Bệnh nhân tiểu đường, lão hóa, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng…
Từ đó, quá trình liền thương đòi hỏi sự cân bằng giữa tác dụng của ROS và hạn chế ảnh hưởng khi ROS sản xuất quá mức.
Độ ẩm đã được chứng minh là yếu tố tác động mạnh mẽ lên quá trình liền vết thương. Hiện nay tất cả các hội điều dưỡng trên thế giới đều khuyến cáo duy trì độ ẩm tại chỗ trong việc chăm sóc và điều trị vết thương. Nhiều nghiên cứu đưa đến thống nhất rằng với vết thương được duy trì một độ ẩm phù hợp sẽ làm giảm thời gian liền thương đến 40% so với vết thương khô, từ đó đã ra đời khái niệm liền thương ướt.
Nguyên lý và lợi ích của liền thương ướt được phân tích trong phần dưới đây, nhưng có thể giải thích ngắn gọn như sau: Tất cả các tế bào, cũng như các quá trình sinh lý - hóa lý diễn ra trong cơ thể đều cần một môi trường để sinh sống, hoạt động nhằm hoàn thành các vai trò cụ thể, và môi trường đó chính là độ ẩm. Nếu ví các tế bào thành phần trong cơ thể là cá, thì môi trường độ ẩm chính là nước. Cá cần có nước để sống. Tương tự như vậy, các tế bào và thành phần trong quá trình liền thương cũng cần có môi trường ẩm để phát huy tác dụng của mình, nhằm thúc đẩy quá trình liền thương.
Độ ẩm đã được chứng minh tạo ra môi trường sinh lý nhằm tối ưu hóa năng suất của các thành phần tham gia vào quá trình liền thương.
Do tạo được môi trường có độ ẩm và pH tối ưu cho các giai đoạn liền thương diễn ra bình thường và nhanh chóng. Các tế bào tham gia vào các quá trình này hoạt động với năng suất cao nhất, giúp sự tăng sinh mô hạt, tăng sinh mạch và biểu mô hóa diễn ra nhanh hơn so với trong môi trường liền thương khô.
Do pH được duy trì ở mức sinh lý, cảm giác đau ở vết thương được giảm nhẹ. Ngoài ra, độ ẩm che phủ lên các đầu mút của dây thần kinh bị hở ra tại vết thương cũng giúp giảm đau. Cuối cùng, độ ẩm giúp làm mềm bề mặt vết thương, hạn chế tác động của sự co kéo vết thương, giảm bớt cảm giác đau.
Sự hình thành vẩy trên bề mặt vết thương tạo ra trở lực ngăn các tế bào di chuyển theo đúng cấu tạo sinh lý của da, do đó dẫn đến sự co kéo bề mặt da. Ngoài ra, vết thương khô khi thay băng sẽ khiến vết thương bị tái phát nhiều lần, làm các lớp mô phía trên hình thành không đồng nhất về độ dày, màu sắc, từ đó gây ra các vết sẹo thâm, sẹo lồi lõm, sẹo xấu. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự tăng sinh collagen quá mức trong vết thương bị để khô dẫn đến mất đồng đều cấu trúc mô khiến hình thành sẹo xấu.
Độ ẩm giúp loại bỏ những quá trình bất lợi này trong sự tạo sẹo, do đó làm cho vết sẹo mềm mại, đồng màu da và bằng phẳng hơn, tránh các biến chứng sẹo, tăng tính thẩm mỹ sau khi vết thương liền hoàn toàn.
Nhận thấy vai trò quan trọng của hai yếu tố là độ ẩm và gốc oxy hóa tự do trong quá trình liền thương, Tập đoàn VH PHARMA chúng tôi đã nghiên cứu và cho ra đời một sản phẩm nhằm tác động lên hai yếu tố này và thúc đẩy quá trình liền thương ướt, từ đó giúp cho vết thương liền nhanh hơn, giảm đau, hạn chế sẹo xấu, trong khi đó vẫn đảm bảo tính an toàn cho tất cả các đối tượng sử dụng, kể cả những đối tượng mà độ an toàn đặt lên hàng đầu như phụ nữ mang thai và cho con bú.
Năm 1960, Giáo sư Prof. Wichterle đã phát minh ra kính áp tròng mềm với thành phần chính là polymer 2-hydroxyethyl methacrylate. Đây là một công trình phát minh về lĩnh vực y tế lớn nhất thế kỷ XX của cộng hòa Séc.
Đến năm 1990, dựa trên nghiên cứu về kính áp tròng mềm, từ công thức polymer 2-hydroxyethyl methacrylate, giáo sư Ph.D. Jiri Labsky đã gắn thêm gốc amin với hiệu ứng chắn không gian, bẫy các gốc tự do. Sản phẩm được bào chế dưới dạng Gel bôi lên vết thương hở.
Năm 1997, công trình nghiên cứu này của Phân Viện Hóa Cao Phân tử thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Cộng Hòa Séc được cấp bằng sáng chế và sản xuất công nghiệp bởi VH Pharma, a. s. Đến nay sản phẩm đã khẳng định thương hiệu hơn 20 năm trên thị trường.
Healit gồm 3 thành phần:
- Copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate – 10%
- Macrogol 300 – 46%
- Nước cất – 44%
Healit là một copolymer được tạo thành bởi phản ứng đồng trùng hợp polymer (2-hydroxyethyl methacrylate), tức là các dimetacrylate liên kết chéo (cấu trúc hình lưới) với amine tạo hiệu ứng chắn không gian. Khi có mặt của các sản phẩm oxy hóa (gốc oxy tự do), nhóm amin thứ cấp của amin có hiệu ứng chắn không gian bị oxi hóa thành các gốc nitroxit, chọn lọc tạo cation hydroxylamine hoặc oxoammonium. Phối hợp Macrogol 300 (PEG 300) và nước tinh khiết để tạo thành dạng/cấu trúc gel. Hai thành phần này làm cho sản phẩm có độ nhớt phù hợp để sử dụng.
• Trong quá trình lành thương, các gốc tự do được tạo thành từ giai đoạn viêm và hoạt động quá mức gây ảnh hưởng đến các tế bào lành và các mô hạt mới đang hình thành, làm chậm hoặc dừng quá trình lành thương tự nhiên.
• Với cấu trúc đặc trưng chứa nhóm amin có hiệu ứng chắn không gian sẽ tác dụng lên các gốc tự do để biến chúng thành các gốc nitroxit bền vững từ đó hạn chế ảnh hưởng của các gốc tự do và đẩy nhanh quá trình lành thương.
• Nghiên cứu invitro về việc thu hồi gốc tự do
• Tỷ lệ HAS/DPPH 1:1
• Healit được dựa trên việc đồng trùng hợp polymer của HEMA (2-hydroxyethyl methacrylate) với HAS (chất ức chế amin sterically), trương nở trong hỗn hợp PEG (polyethyleneglycol) và nước. Các hoạt động thu hồi gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl), peroxyl và superoxide của đồng trùng hợp 2 polymer HEMA/HAS trong môi trường hỗn hợp PEG/nước đã được xác định tại Phân Viện Hoá Cao Phân Tử trong điều kiện in vitro. Trong nghiên cứu này, gốc oxy hóa điển hình được lựa chọn là DPPH, một gốc nitơ tự do ổn định và được sử dụng rộng rãi để đánh giá hoạt động thu hồi gốc tự do của các hợp chất chống oxy hoá có phân tử lượng thấp và các polymer.
• Dựa trên phương pháp đo quang phổ hấp thụ tại bước sóng 527 nm, kết quả nghiên cứu cho thấy sau 220 phút, trong môi trường có chứa nhóm HAS (thành phần mang lại tác dụng thu hồi gốc tự do trong Healit), nồng độ gốc tự do DPPH giảm rõ rệt từ 0,4 (theo độ hấp thụ quang phổ) xuống 0,08 (tương đương mức giảm 5 lần).
• Nhờ cấu trúc hydrogel mà Healit có khả năng trương nở gấp tới 10 lần nên có thể hút và giữ lại các dịch tiết có chứa các yếu tố tăng trưởng và chất dinh dưỡng để giữ chúng lại trên bề mặt vết thương tạo điều kiện cho vết thương mau lành trong môi trường ướt.
• Dưới lớp hydrogel, pH, nhiệt độ, cân bằng nội mô được duy trì, các phân tử nước giúp khuếch tán trở lại các chất trong dịch tiết vào vết thương để thúc đẩy các tế bào phân chia, tăng trưởng và di chuyển trong giai đoạn tạo hạt và biểu mô hóa.
• Lớp copolymer của Healit được liên kết với nhau thành các mạng lưới đại phân tử. Mạng lưới này ngăn chặn các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào vết thương.
• Với những vết thương ở những vị trí ít bị va chạm với đồ dùng hằng ngày hay quần áo như vết thương trên mặt, cổ, cẳng tay, cẳng chân, hoàn toàn có thể chỉ cần bôi một lớp Healit là đủ để giúp vết thương không bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài.
• Ngoài ra, Healit với bản chất là polymer nên có khả năng ngăn chặn việc bất hoạt các tế bào miễn dịch, từ đó dự phòng vết thương bội nhiễm, bảo vệ các mô hạt mới đang hình thành, thu nhỏ dần kích thước tổn thương đến khi lành thương hoàn toàn.
Ngựa lành thương sau 2,5 tháng trong điều kiện môi trường không được kiểm soát nhiễm khuẩn.
• Healit trương nở hút và giữ lại các dịch tiết của vết thương giúp duy trì được pH sinh lý của cơ thể, từ đó mà cảm giác đau ở vết thương được giảm nhẹ.
• Ngoài ra, Healit cung cấp độ ẩm che phủ lên toàn bộ bề mặt vết thương làm che phủ các đầu mút dây thần kinh bị hở tại vết thương giúp bệnh nhân cảm thấy giảm đau rõ rệt.
• Với cấu trúc hydrogel, trong môi trường lành thương ướt Healit giúp vết thương hạn chế sự tác động của co kéo vết thương từ đó giúp giảm bớt cảm giác đau.
• Với dạng bào chế hydrogel không dính vào vết thương, giúp quá trình vệ sinh, thay băng dễ dàng, không đau đớn, đồng thời bảo vệ các mô hạt đang trong giai đoạn hình thành.
• Cấu trúc của Healit kết hợp với quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
o Với cấu trúc copolymer bao gồm các đại phân tử liên kết cộng hóa trị rất bền vững chỉ tồn tại trên bề mặt vết thương do đó mà Healitkhông bị phân hủy hay giải phóng bất kỳ thành phần nào từ cấu trúc đó, cũng như không hấp thu vào cơ thể nên Healit phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, đặc biệt là các đối tượng bệnh nhân đặc biệt: trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, cho con bú, bệnh nhân cao tuổi với nhiều bệnh mắc kèm…
o Chính với cấu trúc copolymer đó mà Healit không tác động vào sâu bên trong vết thương gây xáo trộn quá trình tái tạo các tế bào mới và quá trình lành thương.
• Không chứa hoạt chất: kháng sinh, hay các chất có nguồn gốc sinh học nên không gây dị ứng, không tương tác, không có tác dụng không mong muốn, không kháng thuốc.
• Tác động của Healit là do cấu trúc hóa học của nó kết hợp với quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
Với các đặc tính ưu việt của sản phẩm như nhóm các gốc tự do, tối ưu hóa độ ẩm, pH tại vết thương, Healit đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trên lâm sàng tại các bệnh viện Châu Âu và nhiều bệnh viện tại Việt Nam (Bênh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện K, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội…).
Những bệnh nhân sử dụng Healit cho thấy giảm thời gian liền thương tới 40% – 50% và giảm đau rõ rệt tại vết thương. Khi thay băng không gây dính, không tạo những vết thương mới. Môi trường lành thương ướt giúp vết thương không bị co kéo, không đóng vẩy, từ đó giúp hình thành sẹo sinh lý mềm mại và đẹp.
Dưới đây là một số ca lâm sàng điển hình.
- Bệnh nhân nữ N.T.Thảo (Lào Cai), 68 tuổi, bị bỏng nước sôi độ 2 - 3, điều trị tại Khoa ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
Những ngày đầu sau khi bệnh nhân sử dụng Healit, bệnh nhân cảm thấy đỡ đau, các mô hạt hồng hào đang phát triển xung quanh vết bỏng.
Sau 1 tuần điều trị cùng Healit, vết bỏng bệnh nhân đã liền được tới 95%.
- Bệnh nhân nam, sinh năm 1982, ở Thanh Hóa, không có tiền sử về các bệnh mãn tính. Vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa mổ cột sống ngày 13/09/2018 do bị ngã chấn thương cột sống. Bệnh nhân bị bế dịch, khi cắt chỉ thì vết thương bị bung ra.
Ảnh chụp ngày 28/09/2018 tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa
Bệnh nhân bắt đầu sử dụng Healit từ chiều ngày 28/09/2018 sau 2 lần thay băng thì vết thương đã trở nên hồng hào, các mô hạt đang hình thành và phát triển quanh vết thương, các ổ dịch viêm đã dần hết.
Ảnh chụp ngày 01/10/2018. Sau 2 lần thay băng
- Bệnh nhân N.Q.Việt 29 tuổi, có vết thương ở chân nhiều giả mạc được điều trị bằng phương pháp ghép da ở bệnh viện Việt Đức.
Sau 5 lần thay băng thì vết thương đã trở nên đẹp hơn, các mô, tổ chức đã có các dấu hiệu phục hồi báo hiệu quá trình lành thương sắp hoàn tất.
Bệnh nhân N.Q.Việt điều trị bằng Healit tại bệnh viện Việt Đức
- Bệnh nhân nam, 65 tuổi, bị thương do cưa cắt, mất một phần đầu ngón tay và một phần móng tay, tổn thương chạm tới xương.
Thay băng mỗi 2 - 3 ngày, sau hai tuần thì một tuần thay băng một lần. Sau 46 ngày, vết thương không viêm nhiễm và lành hoàn toàn.
- Bệnh nhân nữ 48 tuổi, đau chảy máu kéo dài trong 1 tháng liên tiếp. Sau 10 ngày điều trị với Healit Rectan, vết nứt kẽ đã thu nhỏ và không còn hiện tượng chảy máu.
Hiện nay trên thị trường có 2 dạng bào chế chứa thành phần copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate: Dạng gel và dạng viên đạn đặt hậu môn.
Chuyên điều trị các vết thương hở cấp tính và mãn tính:
+ Các vết rách trầy xước da
+ Vết nứt da, niêm mạc (nứt núm vú, nứt kẽ hậu môn, nứt môi…)
+ Vết bỏng có tổn thương da
+ Vết thương hoại tử do tắc mạch
+ Loét do tì đè
+ Vết thương hậu phẫu
+ Những tổn thương da tương tự
Healit Rectan là giải pháp độc đáo điều trị các tổn thương da, niêm mạc cấp tính và mạn tính tại hậu môn, trực tràng.
+ Các vết nứt kẽ hậu môn, nứt bờ hậu môn
+ Điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ cấp (đau, chảy máu)
- Trong quá trình sử dụng Healit có yêu cầu sử dụng thêm một lớp gạc mỡ trước khi băng gạc bông thường bên ngoài. Điều này có hai tác dụng:
• Thứ nhất, lớp gạc mỡ giúp tăng cường tác dụng giữ ẩm tại vết thương và tránh lớp gel Healit bị hấp phụ vào lớp gạc bông bên ngoài, kéo dài thời gian tác dụng của lớp gel.
• Thứ hai, lớp gạc mỡ có tác dụng chống dính rất tốt, giúp quá trình thay băng dễ dàng không gây đau đớn và không hình thành vết thương mới.
- Thành phần của gạc mỡ gồm có hai phần chính: Lớp gạc mắt lưới được tạo thành từ polyester và lớp vaselin phủ lên trên lớp gạc.
- Sản phẩm được sản xuất trong điều kiện vô trùng và được đóng thành gói. Trong mỗi gói có 5 miếng gạc kích thước 10 cm x 10 cm.
Bình luận
Viết bình luận