Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

CẢNH BÁO NGUY HIỂM TỪ BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA

Viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ luôn là vấn đề được không ít các chị em quan tâm. Gần 90% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm phát sinh các bệnh phụ khoa khác, nghiêm trọng hơn và có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

    Viêm nhiễm phụ khoa là gì?

    Bệnh phụ khoa hay viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng bệnh lý gặp khá nhiều ở nữ giới, không chỉ ở những đối tượng đã lập gia đình, đã quan hệ tình dục mà ngay cả những chị em chưa lập gia đình cũng có khả năng mắc phải.

    Các bệnh viêm phụ khoa thường gặp như: Viêm âm đạo, viêm lỗ ngoài cổ tử cung, viêm phần phụ… Trong đó, viêm âm đạo là bệnh lý thường gặp nhất.

    Trong âm đạo nữ giới vốn dĩ đã tồn tại các vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại nấm có hại nhưng bị kìm hãm phát triển bởi lợi khuẩn (lactobacillus) và môi trường acid. Khi gặp phải môi trường thích hợp, chúng sẽ sinh sôi nảy nở và phát triển quá độ gây viêm nhiễm tại chỗ, dẫn đến chị em mắc bệnh viêm âm đạo.

    Mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo sẽ dẫn đến nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa

    Các báo cáo nghiên cứu y khoa đã cho biết 60% chị em trong độ tuổi sinh sản mắc phải bệnh lý viêm âm đạo, hơn 65% trường hợp bị tái phát sau điều trị, 30% biến chứng sang bệnh phụ khoa khác và 20% mất khả năng làm mẹ.

    Nguyên nhân gây viêm phụ khoa

    Viêm âm đạo:  chủ yếu do 2 nhóm tác nhân chính – nấm và vi khuẩn.

    • Viêm âm đạo do nấm:

    Nguyên nhân:

    • Do nấm Candida albican là chủ yếu, ngoài ra còn do Tropicalis, Monilia.

    Viêm âm đạo do nấm Candida rất thướng gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản

    • Lây truyền qua đường tình dục, quần áo, nguồn nước, dụng cụ thăm khám…
    • Các yếu tố nguy cơ: Có thai, mắc các bệnh đái tháo đường, thiếu máu, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, Corticoid, kháng sinh kéo dài…

    Triệu chứng:

    • Ngứa ngáy âm hộ, âm đạo do vậy người bệnh gãi làm trầy xước vùng kín làm nấm lan rộng cả tầng sinh môn và bẹn, âm đạo có thể có vết trợt đỏ.
    • Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, nhiều, thành mảng dính vào thành âm đạo, không hôi. Có thể kèm theo tiểu khó và đau khi giao hợp.
    • Viêm âm đạo do vi khuẩn:

    Nguyên nhân:

    • Là hình thái viêm âm đạo không đặc hiệu, nghĩa là các vi khuẩn kị khí nội sinh phát triển quá mức tại âm đạo.
    • Bệnh không phải lây qua đường tình dục mà căn nguyên chủ yếu do vi khuẩn Gardnerella vaginalis và có thể phối hợp với một số vi khuẩn yếm khí khác.

    Triệu chứng:

    • Khí hư ra nhiều, màu xám trắng, có khi màu vàng xanh, lẫn máu, mùi hôi và đó là lý do chủ yếu khiến người bệnh đi khám.
    • Khám âm đạo: Khí hư nhiều, đồng nhất như kem bám vào thành âm đạo. Niêm mạc âm đạo viêm xung huyết đỏ.
    • Xét nghiệm khí hư: Thấy có vi khuẩn gây bệnh, nhiều bạch cầu đa nhân trung tính
    • Test sniff: dương tính.

    Viêm lỗ ngoài cổ tử cung

    Nguyên nhân: Thường là do viêm âm đạo gây nên.

    Triệu chứng:

    • Có các tiệu chứng giống như viêm âm đạo do vi khuẩn: Khí hư ra nhiều, màu xám trắng, có khi màu xanh lẫn máu, có mùi hôi…
    • Khi đi khám thường thấy cổ tử cung có vết loét nông hay sâu, biểu mô lát bị mất, tổn thương diện loét đỏ bao quanh lỗ cổ tử cung, dễ chảy má khi chạm vào.
    • Viêm ngoài cổ tử cung thường kết hợp với viêm lộ tuyến cổ tử cung.

    Viêm phần phụ: Viêm phần phụ thường chuyển sang mạn tính và để lại hậu quả rất nặng nề như: ung thư buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, vô sinh, giảm sức lao động của người bệnh…

    Nguyên nhân:

    • Các loại vi khuẩn không lây theo đường tình dục.
    • Các loại vi khuẩn lây theo đường tình dục: Lậu cầu khuẩn, Chlamydia Trachomatis, vi khuẩn kỵ khí…
    • Các viêm nhiễm ở dưới tiến triển lan lên do không điều trị triệt để.

    Triệu chứng:

    • Người bệnh sẽ có các triệu chứng nhiễm khuẩn như: Sốt cao, người mệt mỏi…
    • Đau bụng dưới, liên tục hoặc gián đoạn, mức độ đau tăng lên khi làm việc nặng, đi lại nhiều, đau khi giao hợp. Khi nghỉ ngơi bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ đau.
    • Khí hư nhiều đặc như mủ, màu vàng xanh, có thể lẫn máu, ra nhiều khi đau bụng tăng lên. Có khi gây rong kinh, rong huyết, ra máu thất thường.

    Như vậy, ban đầu thường bắt nguồn từ viêm âm đạo, nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý viêm phần sâu bên trong hơn của cơ quan sinh dục nữ, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

    Biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị triệt để viêm nhiễm phụ khoa

    Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Đây là biến chứng thường gặp nhất của viêm nhiễm phụ khoa. Đây là hiện tượng các tế bào vốn nằm trong cổ tử cung đột nhiên phát triển bất thường gây ngứa rát, sưng tấy, khó chịu…

    Ung thư cổ tử cung: viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày sẽ khiến cổ tử cung to và dài ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây ung thư cổ tử cung.

    Viêm nhiễm vùng chậu: viêm nhiễm vùng chậu gây ra hiện tượng đau bụng dưới, đau khi đi tiểu, đau rát khi quan hệ. Người mắc viêm nhiễm vùng chậu dễ dẫn tới nguy cơ vô sinh, mang thai ngoài tử cung.

    Viêm nội mạc tử cung: khi mắc bệnh phụ khoa lâu ngày, vi khuẩn có thể di chuyển ngược lên tấn công nội mạc tử cung khiến chị em văn phòng đau bụng dưới, sốt, khí hư ra nhiều, có màu bất thường, vùng kín ngứa rát, khó chịu…

    Viêm âm đạo nếu như không điều trị triệt để sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

    Ngoài những biến chứng kể trên, viêm nhiễm phụ khoa không trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ như: sinh non, sảy thai… Trẻ sinh ra có thể thể bị các bệnh về mắt, da, nhẹ cân, suy dinh dưỡng…

    Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hẳn và không để lại các biến chứng trên.

    Cách điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa

    Phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh được những bệnh phụ khoa nếu thường xuyên vệ sinh âm hộ, âm đạo đúng cách. Để giúp chị em có thể phòng tránh tốt bệnh viêm nhiễm âm đạo, cần tuân thủ một số điều cơ bản dưới đây:

    • Giữ vệ sinh sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.
    • Không thụt rửa sâu trong âm đạo do dễ gây tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh. Không nên dùng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh để vệ sinh âm đạo. Tránh mặc quần lót quá chật hoặc ẩm ướt.

    Dung dịch rửa phụ khoa SUPOCARE tiêu diệt 99.9% vi khuẩn và nấm trong 30s

    Ngoài ra, khi mắc bệnh viêm âm đạo, để tránh bệnh không nặng thêm, trong chế độ ăn uống cũng cần lưu ý những điều dưới đây:

    • Tránh sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu vì rượu làm cho bộ phận sinh dục của phụ nữ thường xuyên trong tình trạng nóng ẩm nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.
    • Hải sản cũng nên hạn chế ăn vì chúng có thể góp phần làm nóng, làm ẩm và làm cho âm hộ càng ngứa ngáy khó chịu.
    • Thức ăn cay nóng cũng cần tránh vì sẽ làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng, làm cho nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát và tạo môi trường cho các vi khuẩn gây viêm âm đạo càng phát triển khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
    • Các loại thực phẩm béo ngậy, nhiều dầu mỡ và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao cũng là tác nhân khiến nhiệt độ ở bộ phận sinh dục cao hơn, từ đó làm tăng bài tiết ở âm đạo gây ảnh hưởng đến việc điều trị.

    Khám phụ khoa theo định kỳ là cần thiết mà mỗi phụ nữ nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa sẽ sớm được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng đáng tiếc.

    Để được tư vấn về bệnh lý phụ khoa, chị em có thể gọi đến hotline 1900.2153 để được Dược sĩ tư vấn.


    1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
    Share

    Tin liên quan

    Bình luận

    Viết bình luận

    Gửi bình luận
    Hỏi đáp chuyên gia

    1900.2153