Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

XỊT MŨI CZ - CHAI 25ML

"Ngừa khuẩn - Giảm viêm - An toàn"

Quyền lợi khi mua hàng

  • Được các chuyên gia tư vấn về bệnh lý
  • Mua hàng chính hãng chất lượng
  • Giao hàng trên toàn quốc
Liên hệ
Trạng thái: Còn hàng
Còn hàng
Mô tả sản phẩm
Khi bị chảy mũi, ngạt mũi hay viêm mũi dị ứng, nhiều người có thói quen tự ý sử dụng các thuốc xịt mũi mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc xịt mũi này sẽ gây những hậu quả xấu đến sức khỏe và làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Do niêm mạc mũi vừa mang tính chất cảm giác, vừa mang tính chất bảo vệ nên việc dùng thuốc phải bảo đảm vừa hiệu quả vừa phải bảo vệ được sự toàn vẹn của niêm mạc.

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

    Chức năng sinh lý niêm mạc mũi

    Khi nào cần dùng thuốc xịt mũi?

    Tác hại của dùng thuốc xịt mũi không đúng cách

    Xịt mũi CZ – BƯỚC TIẾN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ MŨI - XOANG

    HClO – Kháng khuẩn, chống viêm thế hệ mới

    Kháng khuẩn

    Biofilm

    An toàn

    Chống viêm

    Vậy đối với một hoạt chất tuyệt vời như thế, tại sao đến nay HClO vẫn còn là một cái tên mới trong ngành y tế?

    Thành phần

    Công dụng

    Cách sử dụng

    Cảnh báo và thận trọng

    Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm

Chức năng sinh lý niêm mạc mũi

Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô và màng nhầy mũi có chức năng lọc và giữ lại các dị vật, sau đó chuyển ra cửa mũi sau. Nhờ sự phối hợp hoạt động có hiệu quả, mà các khoang phụ của mũi trở nên vô trùng.

Sự toàn vẹn của lớp niêm mạc mũi là hàng rào ngăn chặn nhiễm khuẩn

Hàng rào đầu tiên và khó vượt qua nhất đối với vi khuẩn là bề mặt nguyên vẹn của niêm mạc và lớp màng nhầy bao phủ trên bề mặt của nó. Nhiễm khuẩn chỉ xảy ra khi lớp niêm mạc này bị tổn thương và yếu đi bởi các nguyên nhân: hút thuốc lá, bệnh viêm mũi mạn tính (niêm mạc mũi bị xơ hoá, teo đét, quá phát, hít phải dịch dạ dầy trào ngược, những đợt tấn công của siêu vi trùng hoặc chấn thương do đặt nội khí quản). 

Sự tổn hại của lớp niêm mạc khiến vòng xoắn bệnh lý vùng mũi – xoang tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm.

Khi nào cần dùng thuốc xịt mũi?

Bản chất của bệnh học vùng mũi - xoang là bệnh học của niêm mạc. Nguyên tắc điều trị chủ yếu dùng thuốc tại chỗ, ít khi dùng thuốc điều trị toàn thân. Trong đó, thuốc xịt mũi là chế phẩm quen thuộc thường được người bệnh sử dụng.

Thuốc xịt mũi là chế phẩm quen thuộc của người bệnh

Thuốc xịt mũi là những loại thuốc được đóng thành lọ, có vòi xịt bắn ra các tia nước rất nhỏ, ưu điểm hơn thuốc nhỏ mũi ở chỗ dễ sử dụng hơn, thuốc được phân chia nhỏ như các hạt nước li ti dễ xâm nhập vào khoang mũi, niêm mạc mũi xoang, nên thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài.

Thuốc xịt mũi thường dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh như: viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, viêm mũi họng, nghẹt mũi…

Các thuốc xịt mũi bao gồm:

  • Nhóm thuốc co mạch: Có tác dụng co mạch cuốn mũi làm thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, thành phần chính chủ yếu là thuốc naphazolin, oxymetazolin...
  • Nhóm thuốc kháng histaminH1: Dùng để làm giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi trong bệnh viêm mũi xoang dị ứng.
  • Nhóm thuốc lau rửa: Điển hình là NaCl 0.9%, H2O2 (oxy già), cồn boric.

Tác hại của dùng thuốc xịt mũi không đúng cách

Theo các chuyên gia y tế, thuốc chỉ phát huy công dụng tốt nhất khi được dùng đúng cách và đủ liều khuyến cáo. Đúng cách bao gồm: đúng chỉ định, đúng đối tượng và đúng thời gian dùng thuốc. Nếu dùng sai hoặc lạm dụng quá liều sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Điển hình là thuốc nhỏ mũi, xịt mũi gây co mạch – loại thuốc người dân hay tự ý mua sử dụng tại nhà. Tác dụng của thuốc là làm co các mao mạch nằm trong cuốn dưới mũi trong một thời gian nhất định, sau đó các mạch này lại giãn ra. Nếu sử dụng thuốc thường xuyên liên tục sẽ khiến cho quá trình này lặp đi lặp lại… dẫn đến hiện tượng xơ hóa tổ chức cuốn mũi, niêm mạc mũi bị xơ hóa, teo đét, gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Tình trạng sung huyết mũi có thể nặng hơn, đường mũi trở nên hẹp hơn và người bệnh buộc phải dùng thuốc nhiều hơn và dùng thuốc liều cao hơn vì không dùng thuốc sẽ không thở được.

Hoặc như khi nhỏ mũi bằng naphazolin 0,1% cho trẻ sơ sinh có thể gây tử vong cho trẻ. Một ví dụ khác là dùng corticoid kéo dài qua đường xịt mũi với người bị loét dạ dày, tá tràng sẽ khiến xuất huyết đường tiêu hóa.

Đối với người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc: thuốc nhỏ mũi có Hg, As sẽ gây mất ngửi không hồi phục.

Sự toàn vẹn của niêm mạc vùng mũi – xoang đại diện cho khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, do đó dùng thuốc điều trị các bệnh lý tại khu vực này phải đảm bảo vừa chữa khỏi bệnh, vừa an toàn cho niêm mạc.

 

Xịt mũi CZ – BƯỚC TIẾN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ MŨI - XOANG

HClO – Kháng khuẩn, chống viêm thế hệ mới

Kháng khuẩn

Acid Hypochlorus (HClO) là một phân tử Clo tự do. Đây là một axit yếu tương tự như nước ép cam quýt nhẹ. Trong tự nhiên, HClO được tạo ra  bởi các tế bào bạch cầu có trong tất cả các động vật có vú để bảo vệ và chữa bệnh. 

Acid Hypochlorus đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả chống lại nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh: E.coli, S.aureus, P.aeruginosa, C.albican, Salmonella. Listeria… và gần đây nhất là Coronavirus… Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng công nhận dung dịch này có tính kháng khuẩn cao, nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn với con người và môi trường, nhờ đặc trưng chuyển hóa thành nước ngay lập tức sau khi sát khuẩn xong.

Acid Hypochlorus là một phân tử tích điện trung tính. Trong khi đó, vi khuẩn có thành tế bào mang điện tích âm. Chính vì thế, dung dịch này có thể dễ dàng thâm nhập vào các thành tế bào tích điện âm của vi khuẩn, oxy hóa để giết chết chúng hoặc đi qua các thành tế bào và phá hủy các thành phần quan trọng bên trong vi khuẩn. 

HClO được tạo ra  bởi các tế bào bạch cầu có trong tất cả các động vật có vú để bảo vệ và chữa bệnh

Biofilm

Quan trọng hơn, HClO còn phá hủy được màng Biofilm của vi sinh vật – “khắc tinh” của kháng sinh và nước sát khuẩn thông thường - nhờ kích thước nhỏ, dễ dàng thâm nhập vào bên trong cấu trúc màng và tiêu diệt cộng đồng gây hại này. 

Sự hình thành Biofilm là một vấn đề nghiêm trọng trong nhiễm trùng nói chung và bệnh lý tai mũi họng nói riêng. Biofilm tạo một lớp màng nhầy – đóng vai trò là “mái nhà chung” của cộng đồng vi khuẩn, ngăn lại các tác động bất lợi đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng ở bên ngoài, ức chế quá trình thực bào của cơ thể, tăng khả năng kháng lại kháng sinh. Hầu hết các tình trạng nhiễm trùng mạn tính đều tìm thấy sự có mặt của Biofilm.

An toàn

Không chỉ có tính sát khuẩn cao hơn cồn 70 độ, HClO cũng là một chất oxy hóa mạnh hơn nhiều so với Natri hypochloride (NaClO). Acid Hypochlorus di chuyển nhanh chóng, có thể oxy hóa vi khuẩn trong vài giây, trong khi có thể mất đến nửa giờ để ion hypochloride (OCl-) làm như vậy. Không giống như hầu hết các chất khử trùng hóa học, Acid Hypochlorus không gây kích ứng mắt, da và đường hô hấp, không độc và không nguy hại, do đó gần đây, dung dịch này đang dần trở thành loại “nước sát khuẩn” mới được sử dụng khá rộng rãi trong các hộ gia đình, bệnh viện, trường học những nơi công cộng khác.

Chống viêm

Bên cạnh tác dụng diệt khuẩn, HClO còn được biết đến là một hoạt chất chống viêm ưu việt theo hai cơ chế:

  • Ngăn chặn các tác nhân dị ứng và quá trình hoạt hóa tế bào Mast (lên tới 8h sau khi tiếp xúc).
  • Ổn định màng tế bào Mast để ức chế quá trình tiết hạt, đồng thời không làm thay đổi đường dẫn truyền tín hiệu và bơm ion Canxi.
  • Bất hoạt phân tử Histamine.

Nhờ đó, làm giảm nhanh các phản ứng viêm tại chỗ vùng mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi mạn tính…

 

Vậy đối với một hoạt chất tuyệt vời như thế, tại sao đến nay HClO vẫn còn là một cái tên mới trong ngành y tế?

 

Lý do bởi “được này mất kia”: đây lại là một acid yếu dễ bị chuyển hóa thành Cl2 và nước: Cl2 + H2O ⇌ HClO + HCl, sau khi chuyển hóa, HClO sẽ mất đi các tác dụng ưu việt như trên.

Trong công nghiệp, HClO được tạo ra lần đầu tiên bằng công nghệ điện phân nước muối Natri clorua (NaCl) vào những năm 1970.

Cũng vào khoảng thời gian đó, Bakir - một kỹ sư người Nga đã phát minh ra công nghệ hoạt hóa điện hóa và được Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô chính thức công nhận là một hướng đi mới của lĩnh vực điện hóa ứng dụng vào năm 1984. 

Công nghệ này sẽ tạo ra các phân tử hoạt hóa có khả năng hoạt động rất mạnh và thời gian tồn tại kéo dài hàng chục giờ mà dung dịch điện hóa bình thường không có được. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đây, Kỹ sư Bakir đã xây dựng một quy trình cải tiến sản xuất mới dựa trên nền tảng này, gọi tên là công nghệ Nano Electric Water (NEW):

  • Sử dụng các điện cực có vật liệu và thiết kế đặc biệt, biến đổi dung dịch có độ khoáng nhẹ thành sản phẩm có thế năng oxy hóa cao, với thành phần chính là HClO.
  • Ở điều kiện bình thường, HClO kém bền và dễ bị chuyển hóa, công nghệ NEW sẽ tạo ra các hạt vi bọt khí kích thước nano bao bọc các phân tử này lại, tăng tính ổn định và kéo dài thời gian tồn tại, nâng cao hiệu quả diệt khuẩn.

Xịt mũi CZ - “Kháng khuẩn, chống viêm, an toàn”

Thành phần

HClO, O3, HO2, Tween 20, nước RO.

Công dụng

  • Vệ sinh làm sạch, rửa trôi dịch nhầy, bụi bẩn trong mũi hàng ngày, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm đa xoang, viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính, ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy dịch mũi, mủ vàng hôi tanh.
  • Làm giảm các phản ứng dị ứng.

Cách sử dụng

Lắc nhẹ sản phẩm, xịt trực tiếp vào hai bên mũi, hít một hơi nhẹ cho dung dịch đi sâu vào khoang mũi.

Xịt 3-4 lần/ngày hoặc nhiều hơn khi cần thiết.

Cảnh báo và thận trọng

Dùng cho người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Trẻ em dùng phải có sự hướng dẫn của người lớn.

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm

CÔNG TY TNHH CZ PHARMA

Địa chỉ: Số 34, Cụm Công nghiệp Lại Yên, Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam.

☎: 024 6254 2118

1 bầu chọn / điểm trung bình: 3
Chia sẻ

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
1900.2153