LACOS OXICRON là gel chăm sóc da chuyên biệt với thành phần chính là bộ đôi Azelaic Acid (20%) và Tranexamic acid (3%) - công thức sạch mụn và làm sáng da an toàn đã được kiểm chứng.
Kết hợp thêm Acid Ascorbic (vitamin C) và Vitamin E – mang lại tác dụng chống oxy hóa và cải thiện sắc tố đốm nâu hiệu quả.
Dùng trong thời gian ngắn nhất có thể để ngăn ngừa đề kháng kháng sinh
Thường phối hợp với retinoids tại chỗ vàbenzoyl peroxide
2. Thuốc tránh thai kết hợp
Sản phẩm kết hợp giữa estrogen và progestin
Chỉ có hiệu quả sau thời gian dài sử dụng, thường sử dụng với các loại thuốc trị mụn khác trong vài tuần đầu
3. Chất kháng androgen
Ngăn chặn tác dụng của nội tiết tố androgen trên tuyến bã nhờn
Spironolactone (Aldactone) có thể được xem xét cho phụ nữ và trẻ gái vị thành niên nếu kháng sinh đường uống không giúp ích
4. Isotretinoin
Hoạt chất thuộc nhóm Retinoids
Tác dụng rất mạnh, dùng cho mụn trứng cá nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác
Nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ khi điều trị bằng thuốc này
Thuốc bôi
1. Kháng sinh
Cơ chế: tiêu diệt vi khuẩn
Thường kết hợp với benzoyl peroxide để giảm khả năng đề kháng kháng sinh
2. Axit salicylic
Ngăn chặn sự tắc nghẽn nang lông
Thuốc OTC, nồng độ từ 0,5-5%
Thành phần trong các sản phẩm tẩy trang
3. Benzoyl peroxide
Mụn trứng cá nhẹ đến trung bình
Giảm lượng vi khuẩn gây mụn, loại bỏ dầu thừa và tế bào da chết
Thuốc OTC, nồng độ từ 2,5-10%
4. Azelaic Acid
Azelaic (gel/cream) 10 - 20 % cho các tình trạng mụn trứng cá nhẹ tới trung bình.
AZELAIC ACID
Hiệu quả
Rosacea (chứng đỏ da)
Theo một nghiên cứu (3), việc sử dụng AZA 15% trong 15 tuần đã cho thấy hiệu quả vượt trội hơn so với 0,75% metronidazole (một loại thuốc thường dùng trong điều trị Rosacea) trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh lý này.
Theo một nghiên cứu khác (4), AZA 20% có hiệu quả đáng kể khi điều trị Rosacea trong 9 tuần với mức độ kích ứng nhẹ. Tác giả đã so sánh giữa AZA 20% và một loại gel placebo (giả dược) bình thường – với mỗi loại thoa một nửa mặt. Sau 9 tuần, tác dụng của AZA đối với Rosacea được thể hiện rõ hơn bên nửa mặt sử dụng sản phẩm và rất ít kích ứng bị xảy ra, và không có bệnh nhân bỏ giữa chừng do tác dụng phụ.
Tính an toàn
TRANEXAMIC ACID
Cơ chế tác động
LIỆU TRÌNH ĐƠN – TÁC ĐỘNG KÉP VỚI LACOS OXICRON
Thành phần
Chỉ định
Hướng dẫn sử dụng
Bảo quản
TỔNG QUAN VỀ MỤN TRỨNG CÁ
Mụn trứng cá thông thường (mụn sần, mụn mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng) là loại bệnh lý về da phổ biến nhất ở các nước phát triển. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện cùng lúc với sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành.
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở da nhờn, kèm theo đó là nổi mụn comedones (đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt và thông thường còn có thể xuất hiện ở cổ, vai, ngực và lưng. Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ, thường để lại thâm sẹo nên cần điều trị kịp thời.
Mụn trứng cá thường để lại biến chứng thâm, sẹo
Có 4 nguyên nhân chính hình thành nên mụn:
Sự tăng tiết bã nhờn: Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Về mặt sinh lý, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hóc-môn, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.
Sự tăng sừng: Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn. Sự tăng tiết bã nhờn kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông, khiến các vách nang phình lên, hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ấy ở gần bề mặt da (tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bị oxy hóa).
Sự xâm nhập của vi khuẩn: Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.
Sự viêm nhiễm: Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình này, chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
Các hoạt chất điều trị mụn
Thuốc uống
1. Kháng sinh
Điều trị mụn trứng cá trung bình đến nặng
Tetracycline (mino, doxy), macrolide
Dùng trong thời gian ngắn nhất có thể để ngăn ngừa đề kháng kháng sinh
Thường phối hợp với retinoids tại chỗ vàbenzoyl peroxide
2. Thuốc tránh thai kết hợp
Sản phẩm kết hợp giữa estrogen và progestin
Chỉ có hiệu quả sau thời gian dài sử dụng, thường sử dụng với các loại thuốc trị mụn khác trong vài tuần đầu
3. Chất kháng androgen
Ngăn chặn tác dụng của nội tiết tố androgen trên tuyến bã nhờn
Spironolactone (Aldactone) có thể được xem xét cho phụ nữ và trẻ gái vị thành niên nếu kháng sinh đường uống không giúp ích
4. Isotretinoin
Hoạt chất thuộc nhóm Retinoids
Tác dụng rất mạnh, dùng cho mụn trứng cá nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác
Nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ khi điều trị bằng thuốc này
Thuốc bôi
1. Kháng sinh
Cơ chế: tiêu diệt vi khuẩn
Thường kết hợp với benzoyl peroxide để giảm khả năng đề kháng kháng sinh
2. Axit salicylic
Ngăn chặn sự tắc nghẽn nang lông
Thuốc OTC, nồng độ từ 0,5-5%
Thành phần trong các sản phẩm tẩy trang
3. Benzoyl peroxide
Mụn trứng cá nhẹ đến trung bình
Giảm lượng vi khuẩn gây mụn, loại bỏ dầu thừa và tế bào da chết
Thuốc OTC, nồng độ từ 2,5-10%
4. Azelaic Acid
Azelaic (gel/cream) 10 - 20 % cho các tình trạng mụn trứng cá nhẹ tới trung bình.
AZELAIC ACID
Azelaic acid (AZA) là một Dicarboxylic acid bão hòa có trong tự nhiên. Bên cạnh đó, AZA cũng được tìm thấy với hàm lượng thấp trong cơ thể người và đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá viêm và không viêm, cũng như các tình trạng rối loạn tăng sắc tố da khác nhau, đặc trưng bởi tế bào hắc tố hoạt động bất thường, trong đó có nám da.
Azelaic acid hiệu quả trong điều trị mụn, nám da, đỏ da
Azelaic acid có nhiều đặc tính:
Kháng khuẩn, hiệu quả trên cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí
Kháng viêm
Chống sừng hóa
Giảm thâm (ức chế Tyrosinase – enzyme trung gian liên quan đến tổng hợp sắc tố Melanin)
Rất ít tan/phân tán trong nước và trong dầu, tạo thách thức lớn khi bào chế thanh dạng thanh phẩm
Do đó, AZA có khả năng điều trị nhiều loại mụn (viêm và không viêm), tăng sắc tố da và Rosacea (đỏ da).
Hiệu quả
Theo nghiên cứu (1), khi so sánh với Benzoyl Peroxide 5% thì AZA là một phương pháp trị mụn hiệu quả cho mụn trứng cá đỏ (Papulopustular acne).
Kết luận của nghiên cứu:AZA hiệu quả trong việc chữa trị mụn khá tương đương với Benzoyl Peroxide và ít kích ứng hơn, nhưng cần duy trì do AZA hoạt động khá chậm trên da. Bên cạnh đó, một quan sát nữa là AZA sẽ hiệu quả hơn đối với các loại mụn sưng, viêm hơn là các mụn không sưng viêm.
Bên cạnh đó, AZA cũng được so sánh và đánh giá về hiệu quả trị mụn với các thành phần phổ biến khác như tretinoin, erythromycin và tetracycline. Trong một thử nghiệm lâm sàng (2), khi điều trị trong 6 tháng với 289 bệnh nhân thì khả năng điều trị mụn không viêm của AZA (nồng độ 20%) tương đương với 0,05% Tretinoin và ít tác dụng phụ hơn.
Tại Việt Nam và các nước ASEAN, các sản phẩm có chứa AZA không được đăng ký là mỹ phẩm. Điều này có nghĩa là AZAvẫn được phép sản xuất dưới dạng dược mỹ phẩm hoặc thiết bị y tế chứ không phải mỹ phẩm. Sự khác biệt là nếu sản xuất theo 2 hình thức đăng ký trên, sản phẩm sẽ phải qua kiểm tra nghiêm ngặt hơn so với sản phẩm mỹ phẩm trôi nổi bình thường để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Rosacea (chứng đỏ da)
Theo một nghiên cứu (3), việc sử dụng AZA 15% trong 15 tuần đã cho thấy hiệu quả vượt trội hơn so với 0,75% metronidazole (một loại thuốc thường dùng trong điều trị Rosacea) trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh lý này.
Theo một nghiên cứu khác (4), AZA 20% có hiệu quả đáng kể khi điều trị Rosacea trong 9 tuần với mức độ kích ứng nhẹ. Tác giả đã so sánh giữa AZA 20% và một loại gel placebo (giả dược) bình thường – với mỗi loại thoa một nửa mặt. Sau 9 tuần, tác dụng của AZA đối với Rosacea được thể hiện rõ hơn bên nửa mặt sử dụng sản phẩm và rất ít kích ứng bị xảy ra, và không có bệnh nhân bỏ giữa chừng do tác dụng phụ.
Tính an toàn
Lý do khiến AZA nên nằm trong routine chăm sóc da là bởi mức độ an toàn của hoạt chất này khá tốt và không có nhiều tác dụng phụ.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy AZA không độc hại, không gây nghiện và không gây quái thai (5).
Đối với cơ thể người, trong tế bào bình thường, khi Dicarboxylic acid (AZA là một thành phần trong nhóm này) thâm nhập vào tế bào màng, nó sẽ được chuyển hóa hoàn toàn bằng quá trình p-oxidation (5). Thông thường, sau khi dung nạp vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, AZA được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Do đó, AZA khá an toàn cho người sử dụng và thậm chí mức độ an toàn cao hơn AHA, BHA theo thang xếp hạng các hoạt chất điều trị mụn cho phụ nữ mang thai của FDA (6).
TRANEXAMIC ACID
Tranexamic acid là một hoạt chất trị thâm nám và làm sáng da hiệu quả
Tranexamic acid (TXA) là một thành phần tổng hợp hòa tan trong nước có nguồn gốc từ axit amin lysine, là chất cầm máu có tác dụng ức chế hoạt hóa chuyển plasminogen thành plasmin, phân tử chịu trách nhiệm cho việc phân hủy fibrin (fibrin là thành phần cơ bản tạo nên việc hình thành các cục máu đông trong quá trình cầm máu).
TXA nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của WHO hay còn được gọi là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong y tế.
Trong mỹ phẩm, TXA được phát hiện ra có công dụng trị nám, có khả năng làm mờ vết thâm, dưỡng sáng da và thường được sử dụng thông qua 3 đường là đường uống, đường tiêm trực tiếp vào da và đường bôi ngoài da.
Nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của TXA sánh ngang với hydroquinone - tiêu chuẩn vàng trị thâm nám. Trên thực tế, gần 96% người tham gia nghiên cứu sử dụng TXA trị nám da đã thấy cải thiện đáng kể sau 12 tuần sử dụng hàng ngày khi kết hợp với kem chống nắng phổ rộng, điều cần thiết để ngăn ngừa sự đổi màu.
Cơ chế tác động
TXA gây ức chế hoạt động của enzym plasmin, làm chậm việc sản sinh nội bào của Arachidonic Acid cũng như Hormone α-MSH - yếu tố kích thích tổng hợp Melanin. Từ đó TXA có khả năng ức chế sự tổng hợp melanin, nguyên nhân hàng đầu gây thâm nám và các “vết tích” tối màu trên bề mặt da.
TXA sẽ làm mờ và giảm các đốm nâu, mờ các vết thâm mụn, ngăn ngừa sự hình thành các đốm nâu do tác động từ ánh nắng mặt trời hàm chứa các tia UV gây ra, lấy lại màu sắc tự nhiên cho làn da.
Hiệu quả trị nám da của TXA thường sẽ thấy rõ sau khi dùng hàng ngày trong thời gian từ 8 – 12 tuần. Ngoài ra, TXA càng phát huy hiệu quả làm sáng da, mờ đốm nâu hiệu quả cao khi được kết hợp cùng vitamin C hay các dẫn xuất của vitamin C như Axit Ascorbic, L-cysteine, L-Ascorbic,.. Các chất này hoạt động như một bước đệm, hỗ trợ giúp TXA thâm nhập sâu hơn và được hấp thụ tốt hơn cho các vùng da sậm màu và các vùng xuất hiện nhiều hắc tố.
LIỆU TRÌNH ĐƠN – TÁC ĐỘNG KÉP VỚI LACOS OXICRON
OXICRON là gel chăm sóc da chuyên biệt với thành phần chính là bộ đôi Azelaic Acid (20%) và Tranexamic acid (3%) - công thức sạch mụn và làm sáng da an toàn đã được kiểm chứng.
Liệu trình đơn - Tác động kép trong trị mụn thâm với Lacos Oxicron
Kết hợp thêm Acid Ascorbic (vitamin C) và Vitamin E – mang lại tác dụng chống oxy hóa và cải thiện sắc tố đốm nâu hiệu quả.
Rửa sạch, lau khô, thoa một lượng gel vừa đủ lên vùng da cần bảo vệ.
Dùng trước bước kem dưỡng trong routine dưỡng da hàng ngày, hoặc sau bước kem dưỡng đối với da nhạy cảm và có kích ứng.
Sử dụng 2-3 lần/ngày đến khi đạt hiệu quả mong muốn.
Bảo quản
Nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Cavicchini, S., & Caputo, R. (1989). Long-term treatment of acne with 20% azelaic acid cream. Acta Derm Venereol Suppl (Stockh), 143, 40-44.
Katsambas, A., Graupe, K., & Stratigos, J. (1989). Clinical studies of 20% azelaic acid cream in the treatment of acne vulgaris. Comparison with vehicle and topical tretinoin. Acta dermato-venereologica. Supplementum, 143, 35.
Elewski, B. E., Fleischer, A. B., & Pariser, D. M. (2003). A comparison of 15% azelaic acid gel and 0.75% metronidazole gel in the topical treatment of papulopustular rosacea: results of a randomized trial. Archives of dermatology, 139(11), 1444-1450.
Carmichael, A. J., Marks, R., Graupe, K. A., & Zaumseil, R. P. (1993). Topical azelaic acid in the treatment of rosacea. Journal of Dermatological Treatment, 4(sup1), S19-S22.
Nguyen, Q. H., & Bui, T. P. (1995). Azelaic acid: pharmacokinetic and pharmacodynamic properties and its therapeutic role in hyperpigmentary disorders and acne. International journal of dermatology, 34(2), 75-84.
Chien, A. L., Qi, J., Rainer, B., Sachs, D. L., & Helfrich, Y. R. (2016). Treatment of acne in pregnancy. The Journal of the American Board of Family Medicine, 29(2), 254-262.
Bình luận
Viết bình luận