Chào mừng bạn đến với website czpharma.vn

Gel trị vết thương hở - Hemaros

"Cách mạng trong trị liệu
vết thương"

Quyền lợi khi mua hàng

  • Được các chuyên gia tư vấn về bệnh lý
  • Mua hàng chính hãng chất lượng
  • Giao hàng trên toàn quốc
590 000 đ
Trạng thái: Còn hàng
Còn hàng
Mô tả sản phẩm
Gel trị các vết thương hở - HemaRos:
- Các vết rách trầy xước da
- Vết nứt da, niêm mạc (nứt núm vú, nứt kẽ hậu môn, nứt môi ...)
- Vết bỏng có tổn thương da
- Vết thương hoại tử do tắc mạch
- Loét do tỳ đè
- Vết thương hậu phẫu
- Và những tổn thương da tương tự

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

    HemaRos

  • PHÁT MINH ĐỘT PHÁ TRONG CƠ CHẾ LÀNH THƯƠNG
  • I. SƠ LƯỢC VỀ VẾT THƯƠNG
  • 1. Cấu trúc da
  • 2. Vết thương
  • 3. Quá trình lành thương
  • 5. Lịch sử ra đời
  • 6. Thành phần
  • 7. Cơ chế tác dụng
  • 8. Chỉ định
  • 9. Hướng dẫn sử dụng
  • 10. Thận trọng
  • 11. Đóng gói
  • 12. Bảo quản
  • 13. Nhà sản xuất
  • III. HIỆU QUẢ LÂM SÀNG
  • 1. Vết thương lâu lành
  • 2. Vết loét do tỳ đè

HemaRos

PHÁT MINH ĐỘT PHÁ TRONG CƠ CHẾ LÀNH THƯƠNG

  • Vết thương là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Đó có thể là những vết trầy xước, rách da hay nghiêm trọng hơn là vết cắt cụt chi, vết bỏng hay vết loét…
  • Dù là loại vết thương nào, chăm sóc vết thương vẫn là một việc vô cùng quan trọng trong việc giúp vết thương mau liền, giảm đau đớn, hạn chế sẹo và không gây biến chứng nhiễm trùng.
  • Hiện nay, các y bác sĩ trên toàn thế giới đã và đang được tiếp cận với các phương pháp điều trị tiến bộ trong công cuộc trị liệu vết thương. Trong đó, hai khái niệm “Lành thương ướt” và “Gốc tự do” dần được biết đến như những yếu tố quyết định trong tiến trình lành thương.
  • Ứng dụng theo đó, Cộng Hòa Séc đã mang đến cho nền y học thế giới một phát minh độc đáo trong trị liệu vết thương được bao hàm trong sản phẩm HemaRos.

I. SƠ LƯỢC VỀ VẾT THƯƠNG

1. Cấu trúc da

Da đóng vai trò là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và virus, có chức năng bảo vệ, miễn dịch, kiểm soát nhiệt độ, gây tê….

Cấu trúc của da gồm 3 lớp chính: biểu bì, hạ bì và mô dưới da.

– Biểu bì: Lớp ngoài cùng của da, bao gồm 5 lớp tế bào theo thứ tự từ trong ra ngoài: Lớp đáy (stratum basale), lớp tế bào gai (stratum spinosum), lớp hạt (stratum granulosum), lớp bóng (stratum lucidium), lớp sừng (stratum corneum).

– Hạ bì: Cấu trúc dày, đàn hồi và bao gồm 2 lớp: Lớp đáy và lớp lưới (nơi tiếp xúc với biểu bì). Có chức năng giúp làm nhẹ đi các tác động từ bên ngoài và khi tổn thương xảy ra, chúng có chứa các mô liên kết giúp làm lành vết thương như nguyên bào sợi và dưỡng bào.

– Mô dưới da: Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể. Bao gồm: các tế bào mỡ, các sợi collagen và mạch máu.

2. Vết thương

Vết thương là những tổn thương làm mất tính toàn vẹn trên da, làm phá vỡ cấu trúc và chức năng giải phẫu thông thường của lớp biểu bì của da, các mô dưới da gây tổn thương cho các cấu trúc khác như gân, cơ, mạch máu, dây thần kinh, nhu mô và xương.

3. Quá trình lành thương

Quá trình lành thương diễn ra tự nhiên theo cơ chế sinh lý của cơ thể, thời gian lành vết thương tuỳ thuộc vào vị trí và độ rộng của vết thương, tốc độ tái sinh của các tế bào bị tổn thương và tổng trạng của người bệnh.

Quá trình này diễn ra qua 4 giai đoạn:

– Đông máu: Do tác động của ngoại vật, vết thương chảy máu và quá trình đông máu bắt đầu sau đó ngay lập tức, nhằm kích thích sự hoạt hóa của tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác. Từ đó, các yếu tố này tác động lên các mao mạch nhỏ, hình thành lên các cục máu đông có tác dụng ngăn chặn sự chảy máu của vết thương.

– Viêm: Giai đoạn này diễn ra do có sự can thiệp của bạch cầu trung tính và đại thực bào có nhiệm vụ dọn dẹp những vật thể lạ xâm nhập vào vết thương bằng hiện tượng thực bào, quá trình diễn ra trong vòng 24 – 48 giờ.

– Tăng sinh: Sau giai đoạn đông máu và giai đoạn viêm thì giai đoạn tăng sinh bắt đầu diễn ra (thường ở ngày thứ 2 sau khi bị thương).

+ Tăng sinh nguyên bào sợi: quá trình này diễn ra khi những nguyên bào sợi ở những vùng xung quanh di chuyển tới vết thương, những nguyên bào sợi này tăng sinh, kết hợp với collagen, proteoglycan, glycosamin sẽ hình thành chất nền mô liên kết của tế bào hạt.

+ Hình thành mô liên kết: trong quá trình tăng sinh, nguyên bào sợi kết hợp với collagen hình thành chất nền mô liên kết, thúc đẩy quá trình hình thành cấu trúc mô khi bị tổn thương và tạo ra độ bền vững cho vết thương. Bên cạnh đó collagen còn hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của các yếu tố tăng trưởng.

+ Hình thành mao mạch: vết thương muốn lành nhanh cần có dinh dưỡng từ máu thông qua hệ thống mao mạch. Từ hoạt động của các đại thực bào và nguyên bào sợi giúp kích thích hình thành hệ thống mao mạch mới nuôi dưỡng vết thương.

+ Tăng sinh biểu mô: quá trình tăng sinh biểu mô được xem là quá trình then chốt của quá trình lành vết thương. Tốc độ tăng sinh biểu mô tùy thuộc vào diện tích và độ nông sâu của vết thương.

+ Liền vết thương: đặc trưng của giai đoạn này là các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng, hạn chế sẹo.

– Sửa chữa: Giai đoạn này bắt đầu ngay khi quá trình liền vết thương diễn ra. Đây là giai đoạn giúp khôi phục lại tính toàn vẹn và chức năng của mô. Nó không những giúp vết thương liền nhanh hơn, bền vững hơn mà còn quyết định tới hình dạng vết thương sau quá trình lành hoàn thiện.

Nếu giai đoạn này diễn ra nhanh và mạnh có thể làm vết thương hình thành sẹo lồi và ngược lại.

Trên đây là các giai đoạn của quá trình liền vết thương, như vậy cơ thể có cơ chế tự liền vết thương và không cần can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên có những tổn thương nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, hoặc một số tổn thương mãn tính ở người mắc bệnh tiểu đường, người bị loét do nằm lâu một chỗ hay vết thương ở người già đều khó có thể tự lành nếu không được can thiệp.

4. Yếu tố ảnh hưởng

Có nhiều yếu tố có thể khiến quá trình lành thương diễn ra nhanh hay chậm hơn:

  • Tuổi: trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai, người già.
  • Tình trạng oxy trong máu: nồng độ oxy trong máu giảm, thiếu máu, giảm thể tích tuần hoàn…
  • Dinh dưỡng: thể trạng người bệnh mập, gầy, chế độ ăn thiếu protein, thiếu vitamin, thiếu các loại khoáng chất như: kẽm, sắt…
  • Có ổ nhiễm trùng: viêm họng, nhiễm trùng tiết niệu…
  • Có sự đè ép quá mức: áp lực tại chỗ tổn thương dập rách, sự cọ xát, va chạm…
  • Có tổn thương tâm lý: stress, đau…
  • Có các bệnh lý kèm theo: giảm tuần hoàn ngoại biên, tiểu đường, urê máu cao, suy giảm hệ thống miễn dịch.

Ngoài các yếu tố kể trên, trong suốt quá trình liền thương, tốc độ vết thương liền nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố: Độ ẩm và nồng độ gốc tự do.

 Gốc tự do – Reactive oxygen species

Reactive oxygen species (ROS) hay còn gọi là gốc tự do – đây là một thuật ngữ chỉ một nhóm các phân tử không ổn định và chưa hoàn thiện, trong phân tử đó có chứa các electron chưa ghép cặp.

– Sinh lý gốc tự do

Khi xuất hiện vết thương, mô bị tổn thương sẽ giải phóng ra các enzyme tương ứng để kích hoạt bạch cầu trung tính và đại thực bào sản xuất ra gốc tự do để tiêu diệt vi khuẩn. Nồng độ các gốc tự do thường gia tăng nhanh trong quá trình viêm nhiễm.

Trong sinh lý vết thương, gốc tự do đóng vai trò quan trọng như:

+ Tiêu diệt vi khuẩn và các yếu tố ngoại lai: Trong giai đoạn viêm, bạch cầu trung tính và đại thực bào di chuyển đến nơi tổn thương và bắt đầu tiết ra một lượng lớn ROS. ROS trực tiếp tấn công, gây chết các vi khuẩn và các mảnh vỡ tế bào trong vết thương.

+ Tín hiệu để sản xuất yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu: Thông qua các tín hiệu từ H2O2, tại vết thương bắt đầu diễn ra quá trình tăng sinh mạch máu, tăng sản xuất các yếu tố tăng trưởng, tế bào miễn dịch, tái tạo biểu mô, từ đó hỗ trợ tế bào biểu bì tăng sinh và di chuyển.

+ Tham gia vào việc tái tạo biểu mô: Ngoài ra, H2O2 còn kích hoạt các thụ thể sản xuất các yếu tố tăng trưởng biểu bì và yếu tố tăng trưởng keratinocyte, dẫn tới sản xuất ra các nguyên bào sợi giúp hỗ trợ gia tăng các tế bào biểu bì và sự biểu mô hóa vết thương.

Gốc tự do (ROS) là những phân tử hoạt động rất mạnh và chúng có xu hướng liên tục tấn công các phân tử gần nó để lấy và bắt cặp với các electron của phân tử này. Sau sự tấn công đó, gốc tự do (ROS) mới được tạo ra và tiếp tục tấn công các phân tử liền kề với nó. Chính sự tấn công liên tục của các gốc tự do đã hình thành nên chuỗi phản ứng và gây phá huỷ các mô và tế bào sống cũng như các mô và tế bào mới hình thành.


Sự tấn công của gốc tự do

Ngoài ra, nồng độ gốc tự do tại vết thương có thể gia tăng bởi các thuốc sát khuẩn như Povidone iodine, oxy già… Do bản thân các thuốc sát khuẩn này đều có tính oxy hoá rất mạnh, khi sử dụng trực tiếp lên vết thương, các thuốc sát khuẩn này vô tình gây chết hàng loạt các mô và tế bào, đồng thời, làm gia tăng lượng gốc tự do.

Lúc nồng độ các gốc tự do vượt qua mức sinh lý của cơ thể cũng chính là lúc quá trình lành thương đã bị ảnh hưởng. Cụ thể, chúng sẽ gây ra sự mất cân bằng oxi hóa:

  • Các superoxide sẽ tấn công phá hủy mô lành và các mô mới tạo thành.
  • Nồng độ H2O2 cao gây ra sự bất hoạt các tế bào miễn dịch, giảm hình thành mạch, kéo dài giai đoạn viêm, trì hoãn các giai đoạn liền thương tiếp theo.

Từ đó, quá trình liền thương đòi hỏi sự cân bằng giữa tác dụng của ROS và hạn chế ảnh hưởng khi ROS sản xuất quá mức.

Độ ẩm

Độ ẩm là yếu tố tác động mạnh mẽ lên quá trình liền vết thương. Hiện nay tất cả các hội điều dưỡng trên thế giới đều khuyến cáo duy trì độ ẩm tại chỗ trong việc chăm sóc và điều trị vết thương. Nhiều kết quả nghiên cứu đều thống nhất rằng với vết thương được duy trì một độ ẩm phù hợp sẽ làm giảm thời gian liền thương đến 50% so với để vết thương khô, từ đó đã ra đời khái niệm liền thương ướt.

Tất cả các tế bào, cũng như các quá trình sinh lý – hóa lý diễn ra trong cơ thể đều cần một môi trường để sinh sống, hoạt động nhằm hoàn thành các vai trò cụ thể, và môi trường đó chính là độ ẩm.

Độ ẩm đã được chứng minh sẽ tạo ra môi trường sinh lý nhằm tối ưu hóa năng suất của các thành phần có ích tác động quá trình liền thương.

  • Rút ngắn thời gian liền thương 40% – 50% so với liền thương khô: Do tạo được môi trường có độ ẩm và pH tối ưu cho các giai đoạn liền thương diễn ra bình thường và nhanh chóng. Các tế bào tham gia vào các quá trình này hoạt động với năng suất cao nhất, giúp sự tăng sinh mô hạt, tăng sinh mạch và biểu mô hóa diễn ra nhanh hơn so với trong môi trường liền thương khô.
  • Giảm đau: Độ ẩm che phủ lên các đầu mút của dây thần kinh bị hở ra tại vết thương cũng giúp giảm cảm nhận đau. Ngoài ra, độ ẩm giúp làm mềm bề mặt vết thương, hạn chế sự co kéo vết thương, giảm bớt cảm giác đau.
  • Hạn chế sẹo và vẩy: Sự hình thành vẩy trên bề mặt vết thương tạo ra lực cản ngăn các tế bào di chuyển theo đúng cấu tạo sinh lý của da, do đó dẫn đến sự co kéo bề mặt da. Ngoài ra, vết thương khô khi thay băng sẽ khiến vết thương bị tái phát nhiều lần, làm các lớp mô phía trên hình thành không đồng nhất về độ dày, màu sắc, từ đó gây ra các vết sẹo thâm, sẹo lồi lõm, sẹo xấu. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự tăng sinh collagen quá mức trong vết thương bị để khô dẫn đến sự hình thành sẹo lồi. Độ ẩm giúp bề mặt da mềm mại, giảm sự mất nước da qua nên hạn chế sự tăng sinh quá mức collagen, tránh các biến chứng sẹo lồi, tăng tính thẩm mỹ sau khi vết thương liền hoàn toàn.

Từ hai khái niệm “Gốc tự do” và “ Lành thương ướt” trên đây, có hai vấn đề chúng ta cần phải giải quyết trong tiến trình chăm sóc vết thương:

  • Duy trì nồng độ gốc tự do ở mức sinh lý
  • Duy trì độ ẩm tại vết thương

SỰ RA ĐỜI CỦA SẢN PHẨM HemaRos ĐÃ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC HAI VẤN ĐỀ TRÊN

5. Lịch sử ra đời

Trong những năm 1960, Cộng Hòa Séc đã cống hiến cho nhân loại một phát minh mới, đây được xem là một công trình phát minh về lĩnh vực y tế lớn nhất thế kỷ XX, đó là phát minh về kính áp tròng mềm có chứa thành phần polymer 2-hydroxyethyl methacrylate (HEMA) được thực hiện bởi Giáo sư Wichterle.

Đến năm 1990, Tiến sĩ Y khoa Jiri Labsky đã kết hợp polymer HEMA này với 1 gốc amin với hiệu ứng chắn không gian và tạo thành cấu trúc có tên gọi là HEMA-HAS, cấu trúc này có thể thu hồi các gốc tự do dư thừa sản sinh trong giai đoạn viêm của tiến trình lành thương.

Đến năm 1997, công trình nghiên cứu này của Phân Viện Hóa Cao Phân tử thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Cộng Hòa Séc được cấp bằng sáng chế và sản xuất công nghiệp bởi VH Pharma, a. s. Đến nay sản phẩm đã khẳng định thương hiệu với hơn 20 năm trên thị trường. Và HemaRos được xem là một sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình của người dân Châu Âu.

6. Thành phần

HemaRos gồm 3 thành phần:

  • Thành phần chính: Copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate
  • Tá dược bào chế dạng Hydrogel: Macrogol 300 và nước cất.

7. Cơ chế tác dụng

HemaRos tác động thông qua 3 cơ chế

– Thu hồi gốc tự do dư thừa:

Đây là cơ chế đặc trưng nhất, giúp HemaRos nổi bật giữa những dòng sản phẩm trị thương hiện nay trên thị trường.

Với cấu trúc đặc trưng chứa nhóm amin có hiệu ứng chắn không gian, HemaRos sẽ tác dụng lên các gốc tự do để biến chúng thành các gốc nitroxit bền vững từ đó thu hồi được các gốc tự do dư thừa sản sinh quá mức trong giai đoạn viêm, đưa nồng độ gốc tự do về mức sinh lý. Nhờ đó, ngăn được tác động bất lợi của gốc tự do và đẩy nhanh quá trình lành thương của vết thương.

Nghiên cứu in vitro được thực hiện bởi Phân Viện Hóa Cao Phân tử thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Cộng Hòa Séc đã chứng minh HemaRos có khả năng thu hồi các gốc tự do.

Sơ đồ biểu thị nồng độ gốc tự do giảm dần trong nghiên cứu In vitro

Dựa trên phương pháp đo quang phổ hấp thụ tại bước sóng 527 nm, kết quả nghiên cứu cho thấy sau 220 phút, trong môi trường có chứa nhóm HAS (thành phần mang lại tác dụng thu hồi gốc tự do trong HemaRos), nồng độ gốc tự do DPPH giảm rõ rệt từ 0,4 (theo độ hấp thụ quang phổ) xuống 0,08 (tương đương mức giảm 5 lần).

– Tối ưu hóa độ ẩm, pH:

  • Nhờ cấu trúc hydrogel có khả năng trương nở gấp 10 lần thể tích, HemaRos sẽ hút và giữ lại tại vết thương các dịch tiết có chứa nhiều chất dinh dưỡng, kháng thể và yếu tố tăng trưởng.
  • Lớp hydrogel này giúp giữ độ ẩm, pH tại vết thương luôn ổn định, các tế bào di chuyển dễ dàng, mô hạt được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong một môi trường lành thương sinh lý.

– Hàng rào polymer hạn chế nhiễm khuẩn:

HemaRos tạo một hàng rào polymer giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào vết thương, đề phòng bội nhiễm và bảo vệ mô hạt đang hình thành.

Với những đặc tính ưu việt của Copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate, HemaRos đã mang đến nhiều tác dụng quan trọng:

  • Rút ngắn thời gian liền thương: Quá trình lành thương được diễn ra trong môi trường sinh lý tối ưu: độ ẩm và pH được luôn ổn định, nồng độ gốc tự do được kiểm soát ở mức sinh lý, các tế bào miễn dịch được phát huy tối đa tác dụng. Kết quả là mô hạt được hình thành và phát triển mạnh mẽ, thời gian liền thương được rút ngắn đáng kể.
  • Giảm đau: Khi vết thương được giữ ẩm, không đóng vảy, không bị co kéo và được duy trì tại pH sinh lý sẽ giúp giảm đau tại chỗ rất rõ rệt (đặc biệt là vết thương mất da nhiều, vết bỏng,…).
  • Hạn chế sẹo xấu: Các mô mới hình thành được bảo vệ bởi lớp gel polymer, bề mặt vết thương được hoàn thiện đồng nhất, hạn chế tình trạng sẹo co kéo. Đặc biệt, việc kiểm soát nồng độ ROS (gốc tự do) cũng làm giảm nồng độ H2O2, rút ngắn thời gian viêm tại vết thương, từ đó làm giảm rõ rệt việc lắng đọng quá mức collagen. Kết quả là hình thành sẹo mỏng, mềm, đồng nhất, làm tăng tính thẩm mỹ và giảm thiểu hạn chế chức năng vận động của bệnh nhân.
  • An toàn: Do có kích thước phân tử rất lớn, Copolymer 2-hydroxyethylmethacrylate không thể bị hấp thu hay khuếch tán vào máu hoặc dịch kẽ mà chỉ có tác dụng tại chỗ, không gây tác dụng toàn thân, không gây kích ứng, dị ứng, do vậy an toàn với mọi đối tượng.
  • Không dính, dễ thay băng: Với dạng gel thân nước của gel HemaRos giúp thay băng và vệ sinh vết thương dễ dàng, không dính, không gây tổn thương cho những mô mới hình thành.

8. Chỉ định

Chuyên điều trị các vết thương hở cấp tính và mạn tính:

  • Các vết rách trầy xước da
  • Vết nứt da, niêm mạc (nứt núm vú, nứt kẽ hậu môn, nứt môi…)
  • Vết bỏng có tổn thương da
  • Vết thương hoại tử do tắc mạch
  • Loét do tỳ đè
  • Vết thương hậu phẫu
  • Những tổn thương da tương tự

9. Hướng dẫn sử dụng

Sử dụng theo trình tự 4 bước như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch vết thương bằng các dung dịch rửa thích hợp
  • Bước 2: Bôi một lớp gel mỏng lên vị trí vết thương (độ dày tối đa: 1mm)
  • Bước 3: Sử dụng gạc không thấm nước để đắp lên vết thương
  • Bước 4: Băng che vết thương lại bằng các loại gạc thông thường khác.

Thời gian thay băng từ 12-48 giờ, tùy thuộc vào tình trạng vết thương.

Do HemaRos gel là một dạng bào chế thân nước nên rất dễ bị thấm hút bởi các gạc thấm hút dịch như gạc cotton. Vì thế, để tối ưu hóa hiệu quả của HemaRos, nên kết hợp chung với gạc Vaseline Mastny Tyl.

Gạc Vaseline Mastny Tyl được sản xuất bởi Cộng Hoà Séc, có cấu trúc là Polyester dạng mắt lưới và được phủ thêm một lớp Vaseline đặc.

Tác dụng:

  • Không thấm hút Gel HemaRos và duy trì độ ẩm cho vết thương
  • Không dính vào vết thương nên không gây ra những vết thương mới trong quá trình thay băng cũng như không gây đau đớn trong quá trình này
  • Không để lại những sợi bông trên vết thương.

Đóng gói: Gạc 10 x 10 cm, có 2 dạng đóng gói: túi 1 miếng và túi 5 miếng.

10. Thận trọng

Trong quá trình điều trị bằng sản phẩm không phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào như dị ứng, kích ứng da hay đau rát. Với những bệnh nhân có độ mẫn cảm cao có thể gây ra phản ứng hơi ngứa, nhưng đây không phải là những phản ứng có hại. Trong trường hợp có các biểu hiện đau, nổi mẩn đỏ… nên dừng việc sử dụng sản phẩm và báo cho bác sĩ điều trị biết.

Để xa tầm tay trẻ em, không dùng để bôi trong, không dùng khi sản phẩm đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.

11. Đóng gói

Tuýp 10 g.

12. Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ 15-25°C.

13. Nhà sản xuất

 VH Pharma a.s., Jakubska 647/2, 110 00 Praha 1, Czech Republic.

III. HIỆU QUẢ LÂM SÀNG

1. Vết thương lâu lành

Vết thương của một bệnh nhân sau khi phẫu thuật cột sống ở Thanh Hóa có dấu hiệu bị bế dịch và khi cắt chỉ vết thương bung ra. Trên bề mặt vết thương xuất hiện rất nhiều giả mạc.

Trong suốt 2 tuần điều trị, vết thương của bệnh nhân được chăm sóc, cắt lọc và thay băng thường xuyên, đồng thời, các bác sĩ tại bệnh viện đã sử dụng nhiều biện pháp như kháng sinh, sát khuẩn… nhưng vết thương không có sự tiến triển, trên bề mặt vết thương luôn xuất hiện lại nhiều giả mạc như ban đầu.


Vết thương có nhiều giả mạc

Sau 2 tuần điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ đã quyết định sử dụng HemaRos thoa lên vết thương. Chỉ sau 2 ngày điều trị, vết thương của bệnh nhân đã có sự thay đổi rõ rệt. Giả mạc không hình thành trên bề mặt vết thương, các mô hạt tăng sinh nhanh giúp vết thương đỏ và lượng dịch giảm tiết ra hơn.


Vết thương sau 2 ngày điều trị

 

2. Vết loét do tỳ đè

Đối với những bệnh nhân phải nằm lâu dài trên giường, vùng cùng cụt thường sẽ bị thiếu máu nuôi dưỡng nên rất dễ bị tổn thương và tạo thành các vết loét. Những vết thương này luôn cần điều trị lâu dài, tuy nhiên, nếu không được chăm sóc tốt, vết loét dễ lan rộng ra, tạo thành những vết thương rộng và sâu hơn. Vì vậy, loét do tỳ đè là một trường hợp khó trong điều trị vết thương.

Một trường hợp bị loét vùng cùng cụt ở một bệnh nhân 85 tuổi và điều trị tại bệnh viện 175, thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích vết loét ban đầu rộng, tiết nhiều dịch.


Tình trạng ban đầu của vết loét

Sau đó, bệnh nhân được sử dụng gel HemaRos thoa lên vết thương trong mỗi lần thay băng. Và tình trạng vết thương đã thấy rõ sự cải thiện từng ngày. Vết thương dần đầy lên, bắt đầu biểu mô hoá từ ngoài vào trong, diện tích vết thương thu hẹp dần.


Diện tích vết thương nhỏ dần

Và sau 2 tháng điều trị, vết loét vùng cùng cụt của bệnh nhân 85 tuổi đã hoàn toàn khép miệng.


Vết thương liền hoàn toàn

Những bệnh nhân sử dụng HemaRos cho thấy giảm thời gian liền thương tới 40 – 50% và giảm đau rõ rệt tại vết thương. Khi thay băng không gây dính, không tạo những vết thương mới. Môi trường lành thương ướt giúp vết thương không bị co kéo, không đóng vẩy, từ đó giúp hình thành sẹo sinh lý mềm mại và đẹp.

1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Chia sẻ

Bình luận

Viết bình luận

Gửi bình luận
1900.2153